1. Tiêu đề
The French Dispatch: chữ "dispatch" chỉ một bài báo hay phóng sự được gửi từ nước ngoài về một nước.
The French Dispatch thực tế là một cuốn tạp chí của Mỹ, được chấp bút và biên tập bởi các cây bút Mỹ xa quê hương, sinh sống và tác nghiệp tại Pháp, và là một phụ trương của tờ báo
Liberty, Kansas Evening Sun xuất bản tại thành phố hư cấu Liberty ở bang Kansas. Ở đây ḿnh chọn cụm "Phóng sự Pháp quốc" để dịch tiêu đề, vô h́nh trung đánh mất đi nét nghĩa những bài phóng sự này được gửi từ Pháp về Mỹ, và có thể sẽ khiến mọi người h́nh dung rằng đây là một tạp chí của Pháp, nhưng ḿnh hy vọng hai chữ "Pháp quốc" theo sau có thể phần nào vớt vát được ư nghĩa bị mất của "dispatch".
Ngoài ra, tên của tờ báo
Liberty, Kansas Evening Sun có lẽ được đặt dựa trên
The Evening Sun, ấn bản buổi chiều/tối của nhật báo New York
The Sun tồn tại từ năm 1833 đến năm 1950 và được hồi sinh vào năm 2002 dưới tên gọi
The New York Sun.
The Sun tập trung vào các tin tức trong phạm vi địa phương thay v́ trên toàn đất nước như một nhật báo vô cùng nổi tiếng khác của New York là
The New York Times. Mặt khác, Wes Anderson thừa nhận ḿnh lấy cảm hứng cho bộ phim từ các nhà báo của
The New Yorker, một tuần báo của New York chuyên về phóng sự, b́nh luận, chứ không phải
The Times hay
The Sun (thứ có nhiều tương đồng với ṭa soạn sở hữu
The French Dispatch).
Đây là một bài viết rất hay trên
The New Yorker (nơi ḿnh đă chôm tấm áp-phích ở đầu thread) về những nhà báo đă gợi cảm hứng cho Anderson sáng tạo nên các nhân vật trong phim.
2. Bối cảnh phim là thành phố giả tưởng
Ennui-sur-Blasé sau Thế Chiến thứ Hai. Cái tên này có cấu tạo hao hao một số xă ngoại ô hoặc ở ŕa Paris như Neuilly-sur-Seine, Champigny-sur-Marne, Brétigny-sur-Orge, Gif-sur-Yvette, v.v..., tương đương với những địa danh ở Anh quốc như Stratford-upon-Avon hay Stoke-on-Trent, v.v... Nó được cấu tạo bởi 2 từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Anh, "Ennui" (Buồn tẻ) và "Blasé" (Chán ngấy), kèm từ nối "sur", có nghĩa là trên. Từ "sur" gợi ư rằng Blasé là một ḍng sông chảy qua thành phố Ennui. Trong phim ta thấy có chi tiết nhân vật nhà báo của Owen Wilson thống kê số lượng người tử vong hằng tuần trên sông Blasé (có thể tính cả nhân vật của Timothée Chalamet), hay trong câu chuyện về siêu đầu bếp Nescaffier (cái tên gợi ḿnh nhớ đến Nescafé) có một món ăn được làm từ hào sông Blasé.
3. Câu chuyện số 2,
Revisions to a Manifesto, dựa trên một sự kiện có thực trong lịch sử Pháp, cuộc bạo động của sinh viên Paris vào tháng Năm năm 1968 (
Mai '68), dẫn đến việc trường Đại học Paris (hay
La Sorbonne, trường đại học lâu đời thứ 2 của thế giới phương Tây) phải đóng cửa và sau đó được tách thành 13 (hay mới đây là 11) trường đại học khác nhau nằm rải rác trong vùng Île-de-France với trung tâm là Paris.
Trong cảnh phim mở đầu phần này, một trường đại học hiện tên rất rơ, đó là
Université Supérieure d’Ennui, theo ḿnh được lấy cảm hứng từ chính Đại học Paris. Với những ai quen quộc với hệ giáo dục đại học Pháp th́ sẽ thấy đây là một cái tên hơi "chuối", v́ thực chất sẽ chỉ có
Université d’Ennui hoặc
École (Normale) Supérieure d’Ennui, một bên là đại học công theo hệ giáo dục chuẩn, thuần nghiên cứu, một bên là trường lớn (
grande école) nơi các sinh viên phải trải qua bài thi đầu vào khắt khe và thường giữ nhiều vị thế cao trong xă hội sau khi tốt nghiệp. Với ḿnh, qua con mắt của một người ngoại quốc như Anderson, th́ đây giống như một biểu tượng về một cơ sở giáo dục thống nhất, thứ đă không c̣n ở nước Pháp, đặc biệt là kinh đô ánh sáng, sau sự kiện Mai '68.
4.
Commissaire de police: đây là một chức danh khá đặc biệt trong lực lượng Công an Pháp.
Commissaire ("Commissioner" trong tiếng Anh) nghĩa chính xác là Ủy viên, ở đây chỉ thành viên thuộc lực lượng Cảnh sát Quốc gia (
Police Nationale), được cử xuống để quản lư lực lượng công an ở các
commune, đơn vị hành chính cấp xă/xă thành thị, “Police Municipale” như trong phim. (Gọi là xă nhưng xă ở đây có thể chỉ những thành phố lớn như Paris, Bordeaux, Lyon, Strasbourg, v.v… Paris th́ đặc biệt hơn, v́ nó vừa là một
commune, vừa là một
département (tỉnh) theo phân chia hành chính.) Ở đây ḿnh chọn từ "Chánh Thanh tra", khá gần nghĩa và nghe “công an” hơn so với “Ủy viên”.
5. Phim có vài ba chi tiết nhỏ cố gắng gây hài dựa trên những cliché về người Pháp:
- Khi Julien Cadazio (Adrien Brody) phát hiện ra tác phẩm của Moses là bích họa và than phiền với nhà sưu tầm tranh Maw Clampette về việc để gỡ chỗ h́nh vẽ đó ra sẽ cần phải đối mặt với hàng đống thủ tục hành chính từ bộ máy quan liêu quái đản: Chi tiết này nói kháy hệ thống hành chính, hay
l'administration, phiền hà tai tiếng của người Pháp.
- Ở cuối phim, ngay khi tổng biên tập Arthur Howitzer Jr. qua đời không lâu, một kư giả nói rằng đang có đ́nh công ở nhà xác nên chưa thể đưa thi thể ông khỏi văn pḥng: Đ́nh công và biểu t́nh (cũng được khắc họa rất rơ với cuộc bạo động của sinh viên trong phần
Revisions to a Manifesto) luôn được coi là một đặc sản của Pháp, với tần suất hiếm thấy nơi đâu trên thế giới.
6. Đại đa số những tên riêng - địa danh, danh nhân "lịch sử", biệt hiệu, nhăn hiệu - trong phim đều là hư cấu, trong đó không ít được đặt theo tên thực phẩm, như
Mustard Region (mù tạt),
Croûton (một loại thức ăn làm từ bánh mỳ của Pháp),
Lait Chaud (sữa nóng),
Fruits-de-Mer (hải sản),
Chou-fleur (xúp lơ), v.v... Để giữ tính "Pháp" trong những tên riêng này, ḿnh không dịch thẳng mà chỉ để chú thích bên trên, v́ cá nhân ḿnh thấy dịch ra nghe hơi nhạt; mặt khác v́ ngôn ngữ chính của phim là tiếng Anh nên các nhà biên kịch có lẽ chỉ dùng những từ này để những cái tên nghe "Pháp" hơn, chứ không cần người xem phải hiểu nghĩa. Ngược lại, các tên tiếng Anh (ḿnh cũng thấy nhạt) được dịch thẳng, v́ nó gợi ư cho người xem đôi chút về đặc tính của các nơi chốn, sự vật, con người.