Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 19
  1. #1
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307

    “Chùm phim kinh điển Liên Xô cũ” - những phim sống măi với thời gian.

    Chào cả nhà PDV thân mến.

    Tôi rất vui v́ dù ít dù nhiều, trong diễn đàn vẫn c̣n có những bạn thích xem và yêu phim Liên Xô cũ. Giữa muôn vạn thông tin, rồi các nguồn, các trang phim ảnh, đặc biệt là thông tin về những phim “hot”, phim “bom tấn” từng năm từng năm tung ra thị trường, chiếu ở các rạp, th́ số lượng phim Nga thật quá nhỏ nhoi, quá mờ nhạt, gần như không được nhắc đến. V́ vậy, tôi muốn đóng góp ít nhiều về mảng phim này để diễn đàn ḿnh thêm đa dạng, đồng thời để giúp cho những ai c̣n hoài nhớ lại quá khứ có được chút thư giăn khi xem lại những bộ phim ngày xưa. Thật ra mà nói, mảng phim Liên Xô cũ, đặc biệt là những phim kinh điển, có giá trị rất lớn về mặt nghệ thuật, về tư tưởng chủ đạo, về tính nhân văn. Chính v́ vậy mà đến tận bây giờ, vẫn c̣n nhiều người thích xem lại.

    Hôm nay tôi xin ghép 3 bộ phim kinh điển của Liên Xô mà tôi đă làm phụ đề từ rất lâu và đă giới thiệu ở nuocnga.net . Để khỏi tốn tài nguyên của diễn đàn, tôi xin đưa vào thành 1 topic “Chùm phim kinh điển Liên Xô cũ” – 3 phim “Thằng ngốc”, “Người thứ 41” và “Bim trắng tai đen”.

  2. The Following 19 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     ahayqua (08-22-2012), Altair (09-11-2012), an khang (09-17-2012), atti_vn (05-09-2017), davidseanghia (07-21-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), Lushan (09-10-2017), mp3sony (07-25-2012), ngbthang (09-11-2012), nhungong (07-22-2012), Nomad (07-21-2012), poledo (09-12-2012), sayno (12-26-2012), thaokhtn (09-11-2012), thuydung (09-17-2012), trwng_tamphong (07-21-2012), vinaone9x (07-23-2012)

  3. #2
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307
    1. “Thằng ngốc” - The Idiot - Идиот 1958

    Trong kho tàng Điện ảnh Xô viết có một mảng phim rất đặc biệt – phim được dựng theo tác phẩm văn học nổi tiếng của những Đại văn hào kiệt xuất: “Chiến tranh và Ḥa b́nh”, “Anna Karenina”, “Phục sinh” (Liev Nhicolaevich Tolstoi), “Pie Đệ nhất”, “Thời niên thiếu của Piotre Đại đế” , “Con đường đau khổ", (Aleksey Nhicolaevich Tolstoi), “Anh em nhà Karamazov”, “Thằng ngốc” (Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)… Những tác phẩm điện ảnh đó đă chinh phục hàng triệu triệu khán giả trong suốt vài thập niên qua, và vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc trong ḷng khán giả đương đại. Hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển đó: Phim“Thằng ngốc”(The Idiot - Идиот)

    Phim được dựng từ năm 1958 bởi đạo diễn tài hoa Ivan Pyryev với diễn xuất cực kỳ xuất sắc của các diễn viên: Yuriy Yakovlev (vai Hoàng thân Muiskin), Yuliya Borisova (vai Nastasia Philippovna ) và các diễn viên nổi tiếng khác. Ban đầu, đạo diễn dự định làm phim thành 2 phần: Phần Một - Nastasia Philippovna, phần Hai: Aglaya. Song khi kết thúc phần Một, diễn viên Yuriy Yakovlev (vai Hoàng thân Muiskin) hóa thân và sống cùng nhân vật đến mức ông ốm nặng, trở nên trầm cảm và không thể diễn tiếp phần Hai, để lại bao tiếc nuối cho khán giả.

    Nội dung phim:

    Nhân vật chính của phim, Hoàng thân Muishkin là con trai cuối cùng trong một gia đ́nh thuộc ḍng dơi hoàng gia đă bị phá sản. Sau một thời gian sang Thụy Sĩ trị bệnh, chàng trở về nước Nga và từ đây, chứng kiến nhiều chuyện khóc cười trong ḷng một xă hội đang bước vào thời nhốn nháo.

    Trên đường đến St Petersburg, trong toa tàu, Hoàng tử quen với một thương gia có tên Parfenov Rogozhin, y đă kể với chàng về t́nh yêu say đắm của ḿnh với Nastasia Filippovna, t́nh nhân của một gă quư tộc giàu có, thích hưởng lạc Totsky . Nàng được hắn nuôi dưỡng sau khi bố mẹ qua đời, để rồi bị chính hắn cưỡng bức và biến thành vợ không chính thức . Sau đó, hắn rắp tâm sử dụng nàng như một món hàng trao đổi để lót chân bước vào giới Thượng lưu. Tại St Petersburg, hoàng thân t́m đến nhà họ hàng xa của ḿnh – phu nhân Tướng Elanchinoy, đă gặp chồng bà, các con gái bà, và viên thư kư Gavrila Ivolgin. Vô t́nh nh́n thấy trên bàn bức chân dung của Nastasia Filippovna, Hoàng thân cực kỳ ấn tượng với nhan sắc tuyệt vời của nàng, để rồi từ đó, chàng bị cuốn vào ṿng xoáy những mưu mô đen tối của giới Thượng lưu, của những tầng lớp tối tăm trong xă hội Nga thời bấy giờ…

    Ngoài chứng bệnh tâm thần, Muishkin là h́nh mẫu tiêu biểu cho thứ ḷng tốt đơn thuần và cao thượng. Chàng đơn độc, nghèo khó, trong sáng, khờ khạo, trung thực, hào phóng, độ lượng, dễ bị lợi dụng và rất dân chủ (theo nghĩa không hề quan tâm đến thứ bậc cũng như địa vị của con người trong xă hội)… Muishkin c̣n là người vụng về trong các mối quan hệ xă hội, thường xuyên đau đớn v́ chứng động kinh nhưng vẫn ảo tưởng về sự lăng mạn của t́nh yêu và sự chân thành của t́nh huynh đệ, bằng hữu….

    Tiết tấu phim rất dồn dập, nhạc nền phim luôn góp phần đẩy kịch tính lên đến cao trào. Khi xem phim, khán giả như đắm ch́m vào nội tâm của từng nhân vật, để đến lúc hết phim, chợt choàng tỉnh trong sự tiếc nuối…

  4. The Following 13 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), dark_devil_90 (07-21-2012), davidseanghia (07-21-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), Kupu-Kupu (07-21-2012), Lushan (09-10-2017), ngbthang (09-11-2012), Nomad (07-21-2012), thaothucsg (07-22-2012), thuydung (09-17-2012), trwng_tamphong (07-21-2012), vinaone9x (07-23-2012)

  5. #3
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307









  6. The Following 9 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), davidseanghia (07-21-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), Kupu-Kupu (07-21-2012), Lushan (09-10-2017), ngbthang (09-11-2012), Nomad (07-21-2012), vinaone9x (07-23-2012)

  7. #4
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307
    Link phim:

    http://bitsnoop.com/idiot-1958-q6590955.html
    http://thepiratebay.se/torrent/6115920/

    Link phụ đề:

    http://v2.subscene.com/vietnamese/id...le-480506.aspx
    http://v2.subscene.com/vietnamese/id...le-478137.aspx

    Tôi xem bộ phim này từ vài chục năm trước, và ấn tượng về phim c̣n đọng măi trong tâm trí tôi. Thực sự mà nói, nếu không có Internet, chắc tôi khó có thể xem lại bộ phim tuyệt vời này. Tôi yêu quư vô cùng h́nh ảnh diễn viên Iulia Boritxovna trong vai Nastasia Philippovna, cô nhập vai và diễn cực kỳ xuất sắc, hơn nữa, cô là nữ diễn viên đẹp nhất tôi từng được xem. Vai Hoàng thân Muiskin cũng quá tuyệt vời, diễn mà như không diễn, một nhân vật vừa cao quư, vừa tao nhă, dễ bị tổn thương, ngây thơ vô cùng trước hiện thực cuộc sống, song luôn khát khao vươn tới cái Thiện…

    Giờ đây, được làm phụ đề cho bộ phim này, tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết. Mặc dù có nhiều khó khăn v́ tôi phải làm phim qua bản tiếng Anh (Tôi không tài nào t́m được bản tiếng Nga), vừa căng tai nghe từng từ diễn viên nói, vừa cố gắng nhập đúng mạch phim, v́ vậy thiếu sót là không tránh khỏi. Rất mong được các bạn góp ư.

  8. The Following 11 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), davidseanghia (07-21-2012), giolanhfw (12-24-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), ngbthang (09-11-2012), Nomad (07-21-2012), thaokhtn (09-11-2012), theK0piTer (07-21-2012), trwng_tamphong (07-21-2012)

  9. #5
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307
    2.Người thứ 41(The Forty-first, Сорок первый 1956)

    Phát Hành :1956
    Quốc Gia : Xô viết
    Xưởng Phim : Mosfilm
    Thời Gian: 88 phút Bản 1 , 01:27:03 Bản 2
    Định Dạng : DVD
    Chất Lượng : DVDrip
    Code : XviD, 1789 Кбит/с, 720x544
    Âm thanh : AC3, 448 kbit / s
    Kích thước: 1,36 GB
    Giải thưởng :Công chiếu 15/10/1956 trên toàn Liên bang Xô Viết và đă thu hút 25.1 triệu người xem
    Phim hay nhất, diễn viên và quay phim tốt nhất tại liên hoan phim Đạo diễn trẻ Young Filmmakers (1956 )
    Đoạt giải Honorary Diploma của Liên hoan Phim quốc tế Edinburgh (1957)
    Giải thưởng đặc biệt “Kịch bản độc đáo và giàu chất thi ca” của Liên hoan Phim Quốc tế Cannes (1957)















  10. The Following 9 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), davidseanghia (07-21-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), ngbthang (09-11-2012), thuydung (09-17-2012), trilinh (09-12-2012), trwng_tamphong (07-21-2012)

  11. #6
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307
    Tôi xin lấy một bài viết đă có sẵn trên trang chủ NNN đưa lên để mọi người cùng đọc.

    Izolda Izviskaia với phim “Người thứ 41”
    (235, 20/11/2007)



    Tháng 11/1956, bộ phim màu “Người thứ 41” ra mắt người xem Hà Nội trong Tuần lễ phim Liên Xô. Phim gây sự cuốn hút v́ có một cảnh “nuy” cấm trẻ em dưới 16 tuổi. Đó là cảnh thoát y đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Xôviết. Đấy càng là cảnh “nuy” đầu tiên diễn ra trên màn ảnh Hà Nội sau ngày thủ đô được giải phóng!

    Sắm vai chàng sĩ quan Bạch vệ “Mắt xanh” trong “Người thứ 41” là nam diễn viên cực kỳ đẹp trai Olek Strigienov và sắm vai nữ chiến sĩ Hồng quân Marutxia là nữ diễn viên khả ái Izolda Izviskaia.

    Không “thắng” v́ dáng vóc

    Nữ diễn viên Xôviết Izolda Izviskaia sắm vai nữ chiến sĩ Hồng quân Marutxia trong phim “Người thứ 41” - xét thuần túy về ngoại h́nh không có ǵ đặc biệt: Vóc dáng cao lớn, vai ngang - có phần hơi thô; gương mặt thuần phác, dịu dàng như hàng ngàn cô gái Nga khác. Chả thế mà khi “Người thứ 41” sắp tham dự LHP Cannes (Pháp) vào năm 1957, vài tờ báo ở Paris đă diễu cợt “... nữ minh tinh sắm vai Marutxia có cặp gị của một kỵ binh thảo nguyên”. Ấy thế nhưng Izolda Izviskaia trong vai Marutxia đă hoàn toàn chinh phục màn ảnh toàn thế giới.

    Đối với bạn đọc trẻ hôm nay có lẽ cần kể lại một chút về bộ phim này. “Người thứ 41” được chuyển thể theo truyện vừa cùng tên của nhà văn Xôviết B. Lavơrennhep. Chuyện đưa người xem trở về với những năm tháng nước Nga Xôviết đang trải qua thời kỳ nội chiến. Một tốp chiến sĩ Hồng quân giải tên sĩ quan Bạch vệ ḍng dơi quư tộc Vororukhi, biệt hiệu “Mắt xanh” về cho ban tham mưu để khai thác địch t́nh. Đoàn người trải qua những ngày thiếu nước, thiếu bánh mỳ tại sa mạc Caracum. Rồi họ phải lên thuyền vượt biển Hắc Hải. Thuyền gặp gió cả sóng lớn bị lật ch́m. Hai người duy nhất thoát nạn là chàng sĩ quan Bạch vệ “Mắt xanh” và cô chiến sĩ Hồng quân Marutxia.

    Cuộc đời Robinsơn bắt đầu diễn ra với đôi trai gái. Và dần dà giữa họ nảy nở t́nh yêu. Yêu nhau đấy, nhưng mỗi người vẫn canh cánh hy vọng thoát thân: Marutxia th́ đợi đồng đội đến đón, c̣n “Mắt xanh” th́ đợi một chuyến tàu của quân Bạch vệ t́nh cờ tạt qua đảo. Rồi một ngày kia trên đường chân trời xuất hiện một con tàu mang cờ Bạch vệ. Chàng “Mắt xanh” reo ḥ chạy ra đón. Nàng Marutxia gào thét kêu gọi chàng đứng lại. Nhưng “Mắt xanh” đă không nghe lời. Marutxia đă giương súng lên bắn chết người t́nh của ḿnh. Sau đó nàng Marutxia chạy tới ôm lấy mái đầu tóc vàng với cặp “Mắt xanh” đă vĩnh viễn khép lại trong ṿng tay nức nở khóc…

    Ngày hôm nay xem lại “Người thứ 41” vẫn thấy nữ diễn viên Izolda Izviskaia đă lột tả một cách hết sức tinh tế, tài t́nh thế giới nội tâm giằng xé trong nữ chiến sĩ Hồng quân Marutxia. T́nh yêu và nghĩa vụ, tâm trạng của một thiếu nữ đang yêu, được yêu với lư tưởng cách mạng của một nữ Hồng quân. Tuy nhiên Izolda Izviskaia c̣n nổi tiếng hơn v́ chính cảnh “nuy” chị đóng bên cạnh nam diễn viên Olek Strigienov.

    Cảnh “nuy” ấy nếu bây giờ chiếu cho một vị ủy viên hội đồng duyệt phim quốc gia khắt khe, khó tính nhất xem, chắc vị ấy cũng sẽ phẩy tay mỉm cười cho qua. Một toàn cảnh, nằm giữa là đống lửa sưởi rừng rực. Chàng “Mắt xanh” và nàng Hồng quân Marutxia vừa gặp một trận mưa đột ngột, quần áo ướt sũng. Và họ lặng lẽ cởi bỏ đồ hong lửa cho khô. Không có cảnh tự cởi bỏ quần áo. Chỉ có hai thân thể ngồi xoay lưng vào nhau, “khoe” với người xem cái bờ vai và một bên đùi của ḿnh. Và trong phim không thêm một cảnh thoát y nào khác nữa. Nhưng bạn tin được không, đấy là cảnh thoát y đầu tiên trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của điện ảnh Xôviết. Đấy càng là cảnh “nuy” đầu tiên diễn ra trên màn ảnh Hà Nội sau ngày thủ đô được giải phóng, tháng 10 năm 1954!

    Thuở ấy báo chí Xôviết, tiếp bước là báo chí Việt Nam đă tốn rất nhiều giấy mực để thuyết giảng cảnh “nuy” ấy chính là chiếc ch́a khóa để mở ra cánh cửa nh́n vào tâm hồn của nàng Marutxia và chàng “Mắt xanh”. Rằng, cắt bỏ là không thể được. Rằng, h́nh hài của hai con người như là một sự ḥa hợp tuyệt đẹp với mây trời, biển biếc trên hoang đảo. Rằng, cả hai đă sống theo đúng “chất người”, quên đi mọi sự thù địch trong cảnh sưởi ấm bên ngọn lửa như vậy…
    Last edited by bachyen0904; 07-21-2012 at 03:21 PM.

  12. The Following 6 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), GaRanKFC (09-15-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), ngbthang (09-11-2012)

  13. #7
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307
    Cháy lên để rồi lụi tắt

    Tham dự LHP Cannes năm 1957 bộ phim “Người thứ 41” được trao giải thưởng Đặc biệt. Phải nói ngay, đă lâu lắm rồi, sau những “Chiến hạm Pachômkin” của Aydanhxtanh, “Đất” của Đốpgienco, “Ivan bạo chúa” của Pudốpkin, đến tận năm ấy một bộ phim Xôviết mới giành được một giải thưởng tại liên hoan phim phương Tây. Và thế là cùng với phim, Izolda Izviskaia nổi tiếng khắp thế giới như một gương mặt đại diện cho điện ảnh Xôviết.

    Izolda Izviskaia sinh năm 1932. Tốt nghiệp Khoa Diễn viên Trường đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô (gọi tắt là VGIK) năm 1955. Sau vinh quang chói sáng trong bộ phim “Người thứ 41”, hầu như ngay từ đầu những năm 1960 con đường công danh của chị đă bắt đầu bị lụi tàn. Với điện ảnh, chị tham gia một loạt vai khác, nhưng cả phim lẫn vai đều không lưu dấu ấn trong ḷng người xem. Chị bước lên sân khấu kịch nói cũng gặp sự thờ ơ, giá lạnh như vậy.

    Đạo diễn của phim “Người thứ 41” Grigori Chukhơrai giao cho chị vai vợ của một người lính đang chiến đấu ở ngoài mặt trận trong bộ phim thứ hai rất nổi tiếng của ông: “Bài ca người lính” - vai diễn cũng không giúp người xem nhận ra Izolda Izviskaia ngày nào.

    Giải thích sự “thả dốc” của nữ diễn viên này Grigori Chukhơrai đă nhận xét: “Sự không thành đạt của chị ở cả vai phụ lẫn vai thứ yếu nằm ở một khuynh hướng mới xuất hiện của điện ảnh chúng ta vào những năm đó. Các đạo diễn tên tuổi, ngay cả các đạo diễn trẻ đều muốn săn lùng những gương mặt lạ để dễ dàng tạo dấu ấn riêng của ḿnh. Và nói chung ra, người ta tránh những khuôn dung đă quen, những tài năng đă được khẳng định”. Có đúng như ông đạo diễn này giải thích không? V́ một nghiệp diễn chỉ có thể khẳng định và lưu danh tên tuổi ở một vai - đâu có là chuyện hiếm trên cơi thế gian này?

    Buồn chán, thất vọng, Izolda Izviskaia t́m đến với rượu mạnh để khuây khỏa. Và rượu đă tàn phá rất nhanh dung nhan và sức khỏe người nữ diễn viên này. Đường t́nh duyên cũng không may mắn ǵ. Lấy chồng rồi bỏ chồng. Gia tài gom tích được dần dà cũng tiêu tán.

    Izolda Izviskaia đă vĩnh biệt cơi đời khi mới 38 tuổi!
    Để lại cho đời một kiệt tác điện ảnh


    Truyện vừa “Người thứ 41” của nhà văn B. Lavorennhep dưới thời Xôviết đă được nhiều lần chuyển thể lên sân khấu và màn ảnh. Nhưng v́ sao bộ phim “Người thứ 41” của đạo diễn Grigori Chukhơrai lại được xem như một bước ngoặt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Xôviết nói chung, trong nghệ thuật điện ảnh nói riêng? Câu trả lời nằm ở cách nh́n, cách thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật chính: chàng “Mắt xanh” và nàng Marutxia, hay nói khác đi là cách nh́n, cách biểu hiện chất đối kháng địch ta và chất người trong mối quan hệ giữa đôi trai gái này.

    Trong phim “Người thứ 41” của Grigori Chukhorai, viên sĩ quan Bạch vệ không bị làm cho lem luốc, hung ác như khi thể hiện kẻ thù trong nhiều bộ phim Xôviết trước đây, mà ngược lại “Mắt xanh” c̣n có vẻ phong lưu mă thượng, phần nào mơ mộng qua diễn xuất của nam diễn viên Nga nổi tiếng lúc bấy giờ Olek Strigiênốp. T́nh yêu giữa đôi trai gái trên hoang đảo cũng được thể hiện như một lẽ tự nhiên, khá thơ mộng, hợp lư. Và khúc kết: khi “Mắt xanh” chạy về phía chiếc tàu Bạch vệ đang tiến lại gần, Marutxia gọi hắn dừng lại, rồi giương súng lên dọa bắn và khi viên đạn đă giết chết “Mắt xanh”... cái kết cục có thể khác nhau, nhưng Grigori Chukhơrai muốn chất người, t́nh người cất lên khúc khải hoàn ca trong tác phẩm của ḿnh, ông đă để cô nữ chiến sĩ Hồng quân chạy tới xốc xác chết của “Mắt xanh”, ôm chặt trong ḷng và nức nở…

    Sự cởi mở, tính dân chủ trong xem xét và thể hiện một đề tài gai góc như vậy chỉ có được vào năm 1956, 1957 khi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Xôviết có những biến chuyển khá căn bản để mở đường cho việc xóa đi bức rào cản giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Chính v́ thế “Người thứ 41” sau này được xem như phát súng mở đầu cho một làm gió mới tràn vào công việc làm phim của Liên Xô, để những năm sau đó Điện ảnh Xôviết đă vượt qua căn bệnh ấu trĩ, giản lược cho ra đời một loạt kiệt tác mang đậm tính nhân văn, tính người, vươn đến tầm cao của những khái quát nghệ thuật, đạt được nhiều giải thưởng lớn trong các Liên hoan phim quốc tế như “Đàn sếu bay qua”, “Bài ca người lính”, “Tuổi thơ Ivan”, “Andrei Rubliov”, “Stanker”, “Tấm gương”…

    Và giống như nữ diễn viên Tachiana Samoilova, người sắm vai nữ chính trong phim “Đàn sếu bay qua” và cũng nổi tiếng cũng với chỉ vai đó, nữ diễn viên Izolda Izviskaia đă chói sáng lên với vai nữ chiến sĩ Hồng quân Marutxia trong “Người thứ 41” – một bộ phim đă đánh cột mốc mở đầu cho những năm vàng son của Điện ảnh Xôviết sau này.

    NUOCNGA.NET

  14. The Following 7 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), davidseanghia (07-21-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), mp3sony (07-25-2012), ngbthang (09-11-2012)

  15. #8
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307

  16. The Following 6 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), dark_devil_90 (07-21-2012), davidseanghia (07-21-2012), ngbthang (09-11-2012), theK0piTer (07-21-2012), trwng_tamphong (07-21-2012)

  17. #9
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307
    3. Bim trắng tai đen (Белый Бим Чёрное ухо - White Bim Black Ear 1977)

    Đây là phim đầu tiên tôi làm phụ đề và giới thiệu trên NNN. Lập tức ngay sau đó, rất nhiều trang mạng đă lấy phụ đề và lời giới thiệu của tôi để rao bán phim. Điều đó chẳng sao, buồn nhất là họ xoá luôn tên người dịch - điều thường khiến chúng ta khó chịu và đau đầu ở PDV. Nếu không v́ t́nh yêu mănh liệt với phim ảnh Nga và Xô Viết, chắc tôi đă bỏ cuộc từ những ngày đầu. Thật may, sau đó tôi đă gạt được mọi tâm tư và tiếp tục đồng hành cùng các bạn.

    Giới thiệu:

    Các sử gia đă chứng minh: Chó là loài vật đầu tiên được con người thuần hóa. Và giờ đây, qua hàng vạn năm ,loài vật bốn chân ưa gầm gừ và liếm tay chủ này đă dâng tặng con người một thuộc tính tuyệt vời ,không loài vật nào sánh được - ḷng trung thành của con chó.

    Năm 1971 nhà văn Gabriel Troepolsky cho ra đời tác phẩm Bim trắng Tai Đen, với nhân vật chính là một chú chó săn ṇi ḍng Setter có một số phận đầy gian nan. Độc giả đă từng rơi biết bao nước mắt trên các trang sách . Và bộ phim dựng theo tác phẩm có nội dung đầy xúc động này đă đạt thành công vang dội suốt mấy thập niên qua .

    Bim là một chú chó Xette trắng với đôi tai đen – ngay từ khi mới ra đời đă bị coi là chó khuyết tật. Nhưng - như một "con vịt xấu xí" trong số các con chó – chó ta đôi khi lại gặp may. Chủ của nó – một nhà văn có tên Ivan - không phải là một thợ săn chuyên nghiệp, chỉ đơn thuần là một người có trái tim nhân hậu . Ông đem con chó khuyết tật về nuôi không phải để thỏa măn thú vui săn bắn ,mà đơn giản chỉ để bầu bạn cùng ông trong cuộc sống đơn côi ( Vợ và con ông đều đă mất ). Một ngày kia , mảnh đạn cũ găm trong tim người cựu chiến binh bỗng trở chứng khiến ông phải nhập viện , và từ đó bắt đầu quăng đời gian nan song vô cùng cảm động của một con chó vắng chủ .Trên con đường lần theo dấu chân chủ , chó Bim đă gặp đủ hạng người ,cả tốt lẫn xấu . Cảnh phim con Bim đuổi theo cố gắng để bắt kịp xe cứu thương chở chủ nó đi là một trong những cảnh năo ḷng và cảm động nhất trong điện ảnh thế giới.

    Sau khi bộ phim ra đời , một phần ba số chó trong Liên bang Xô viết - cho dù đó là chó thuần chủng hay lai - được đặt tên là Bim. Nhiều năm đă trôi qua, người ta vẫn dùng cái tên Bim để đặt tên cho con vật yêu quư của ḿnh. Nghệ sỹ Vyacheslav Tikhonov đă từng đạt danh hiệu Nghệ sỹ Công Huân qua các vai Bolkonsky và Shtirlitsa. Song ở đây , trong bộ phim giản dị và cảm động này, ông không hóa thân thành anh hùng , mà chỉ nhập vai một người đàn ông đứng tuổi với trái tim bệnh tật song vô cùng nhân hậu, ông đă khiến cho hàng triệu trái tim khán giả xúc động suốt mấy thập niên qua .

    "Bim Trắng Tai Đen" đă giành giải thưởng lớn "Quả cầu vàng” tại Liên hoan Phim Quốc tế Karlovy Vary năm 1978 ,và được đề cử giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất . Hơn nữa, ở Liên Xô trong những năm trước đây, vinh dự cao nhất trong nghệ thuật được coi là giải thưởng Lenin. Những phim đoạt giải chủ yếu mang chủ đề cách mạng hoặc ngợi ca chiến công ngoài mặt trận. Đột nhiên, giải thưởng này được trao cho bộ phim về một con chó, về những người tốt và xấu mà nó đă gặp trong đời. Rơ ràng các thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản cũng vậy, đă khóc khi xem bộ phim này.

  18. The Following 7 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     Angel_Happy (10-09-2012), davidseanghia (07-21-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), ngbthang (09-11-2012), theK0piTer (07-21-2012), thuydung (09-17-2012)

  19. #10
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    338
    Thanks
    214
    Thanked
    3,583 / 307













  20. The Following 10 Users Say Thank You to bachyen0904 For This Useful Post:

     ahayqua (08-22-2012), an khang (09-17-2012), Angel_Happy (10-09-2012), davidseanghia (07-21-2012), hbot (09-14-2012), honglam (07-23-2012), khibinhminhden (05-10-2017), mp3sony (07-25-2012), ngbthang (09-11-2012), ramietu (11-24-2012)

 

 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

User Tag List

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •