Results 1 to 3 of 3

Threaded View

  1. #1
    Dịch giả PDV H́nh thức đẹp
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    673
    Thanks
    725
    Thanked
    479 / 84

    The Shop Around the Corner – Hơn cả một bộ phim Giáng sinh kinh điển

    Mở đầu bài viết tưởng nhớ nữ minh tinh hồng nhan bạc mệnh Margaret Sullavan nhân 100 năm ngày sinh của bà trên The New Republic, nhà phê b́nh điện ảnh David Thompson đă viết:
    Thỉnh thoảng, bạn gặp phải những người chưa từng xem “The Shop Around the Corner”. Những người như vậy cũng không có ǵ khác thường. Họ nói tiếng Anh, họ ăn vận, họ chải chuốt. Họ có thể đang dắt chó đi dạo hoặc đang t́m một ly vang nho đen trong một bữa tiệc, và họ nói: “Anh bảo phim nào cơ?” Họ thản nhiên trước việc không biết đến bộ phim, nhất là khi bạn cho họ biết nó đă ra đời được 71 năm và là phim đen trắng. Cũng có những người cho rằng những thứ như vậy vượt quá tầm hiểu biết hay mức lương công việc của họ, như nạn đói ở Đông Phi hay sự thoát khí mê-tan từ băng vĩnh cửu ở Siberia. Không sao cả, ổn thôi, v́ chưa từng xem “The Shop Around the Corner” c̣n dễ cứu chữa hơn những vấn đề nêu trên.

    Và ông kết thúc bài viết bằng câu:
    Có những người lại hỏi: “Có phải Nora Ephron từng làm lại phim đấy, với... Meg Ryan không?” Tôi bảo họ: “Không.”

    Bộ phim với sự tham gia của Meg Ryan mà Thompson nhắc đến là “You’ve Got Mail”, một phiên bản điện ảnh khác cũng dựa trên vở kịch “Parfumerie” của nhà soạn kịch người Hungary Miklós László. Bản thân bộ phim không phải là một tác phẩm tồi, nhưng khi đặt trong sự so sánh, đối chiếu với kiệt tác của Ernst Lubitsch, tất cả những đánh giá tiêu cực đă đến với nó như một hệ quả tất yếu. Cũng như việc không biết đến “The Shop Around the Corner”, kể cả đối với những người yêu điện ảnh, không phải là điều quá nghiêm trọng, nhưng bởi bộ phim nằm trong danh sách 10 phim yêu thích nhất của Thompson, nó trở thành một vấn đề cần được “cứu chữa”, đặc biệt đối với người Mỹ và những nước nói tiếng Anh.

    Tuy nhiên, những quan điểm và đánh giá của Thompson không phải là quá chủ quan hay hồ đồ. Nhiều nhà phê b́nh, phân tích điện ảnh khác cũng từng đặt “The Shop Around the Corner” ở một vị thế rất cao trong lịch sử phát triển của môn nghệ thuật thứ bảy, như một chuẩn mực về nghệ thuật làm phim và diễn xuất với những góc quay, những biểu cảm gương mặt và những đoạn đối thoại đă trở thành kinh điển.


    Áp phích phim. Ảnh: MGM

    “Cửa hàng bên ngă rẽ”

    Phim lấy bối cảnh ở Budapest, Hungary, tại một cửa hàng quà tặng nằm gần ngă rẽ giữa hai con phố đông đúc người qua lại, Matuschek & Co. (tạm dịch: Công ty Matuschek), trong không khí Giáng sinh đang “đến rất gần” (“just around the corner” – một cách đặt tên phim khá thú vị của Lubitsch). Mùa lễ hội cũng là thời điểm mọi người hối hả mua sắm, các cửa hiệu tấp nập người ra người vào. Cô gái trẻ Klara Novak (Margaret Sullavan) đang tuyệt vọng kiếm t́m một công việc đă bấu víu vào hy vọng đó để đến Matuschek & Co. xin ứng tuyển vào vị trí bán hàng. Tại đây, cô gặp Alfred Kralik (James Stewart), quản lư cửa hàng, và nhận được một lời từ chối lịch sự, nhưng v́ gây được ấn tượng tốt với Giám đốc cửa hàng, ngài Matuschek, Klara được nhận vào làm nhân viên chính thức ở đây. Từ đó, giữa cô và Kralik nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng, căi vă, và hai người trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau, trong cả công việc lẫn đời sống. Có một điều mà cả hai đều không ngờ tới đó là họ từ lâu đă là “tri kỷ” (dear friend) qua thư, và đang dần xây đắp một mối quan hệ nghiêm túc dựa trên những tâm sự và cảm xúc hai người dành cho nhau qua những bức thư đều đặn được trao đổi. Họ có đến được với nhau không? Có lẽ đó không phải là dấu hỏi chấm lớn của bộ phim, mà là cách họ đến với nhau, cách họ chấp nhận t́nh cảm từ đôi bên, và cả cách mà từng người một thoát ra khỏi những lá thư để thật sự rung động trước t́nh yêu bằng xương bằng thịt của ḿnh.


    Margaret Sullavan và Jimmy Stewart. Ảnh: MGM

    Chất hài hước kiểu Lubitsch

    Đó có thể là một cách gọi khá tùy tiện, nhưng “The Shop Around the Corner” hay những bộ phim gắn liền với tên tuổi của Ernst Lubitsch đều mang nét hài hước rất riêng cuốn hút người xem, dù là giới chuyên gia hay tầng lớp khán giả đại chúng. Nói đến phim của Lubitsch, trước khi đao to búa lớn về cách dựng phim, những cú bấm máy hay ư nghĩa sâu xa ẩn trong từng đoạn phim, trước hết có lẽ người ta sẽ nói đến yếu tố giải trí, mà tiêu biểu đó là tiếng cười. Tiếng cười bật ra một cách rất tự nhiên, không gượng ép, nhẹ nhàng mà sảng khoái, âm thầm mà sâu cay, xuất phát từ những câu nói, những hành động vô t́nh hoặc cố ư của các nhân vật, để từ đó tính cách của từng người dần được khắc họa, định h́nh. Ngoài hai nhân vật chính Alfred Kralik và Klara Novak với những màn đấu khẩu không có điểm dừng, từ những chuyện nhỏ nhặt như gói kiện hàng đến những vấn đề lớn lao như văn chương hay tâm hồn con người, mà qua đó ta thấy được nét thông minh, cá tính, bốc đồng, mạnh mẽ của cả hai; th́ những nhân vật phụ như ông bạn thân của Kralik, Pirovitch (Felix Bressart) luôn rụt rè lẩn tránh mỗi khi ngài Matuschek hỏi xin ư kiến v́ sợ làm phật ḷng ông chủ; cậu thanh niên chặy việc vặt Pepi Katona (William Tracy) lém lỉnh, khôn lỏi, lúc nào cũng nhanh nhảu chạy ra mở cửa xe cho ông chủ và nghĩ ra đủ cách để trốn sự sai bảo của vợ ông; tay đồng nghiệp dẻo miệng Ferencz Vadas (Joseph Schildkraut) thích trưng diện không khỏi khiến những người xung quanh thắc mắc tại sao gă lại có được nhiều tiền như vậy với công việc hiện tại; hay ngài Giám đốc Hugo Matuschek (Frank Morgan) đôi khi hách dịch, khó tính, khó hiểu nhưng trong thâm tâm vẫn hết ḷng yêu thương nhân viên cũng như cửa hàng có thể ví như ngôi nhà thứ hai của ông... cũng đều dần dần bộc lộ bản chất, con người ḿnh qua từng t́nh tiết phim, từng cái thắt nút, mở nút. Người xem có thể không ngạc nhiên nhưng sẽ không thể thấy nhàm chán, có thể không cười thành tiếng, thành tràng nhưng vẫn sẽ nhoẻn miệng thán phục trước sự đan cài, lồng ghép khéo léo của đạo diễn. Bộ phim đem lại cho ta đủ mọi cảm xúc mà vẫn giữ được sự cân bằng cần thiết để dẫn dắt ta đi đến hồi kết một cách trọn vẹn nhất. Đó có thể không phải là chất hài hước chỉ riêng Lubitsch mới có, nhưng chắc chắn không ai có thể làm tốt bằng ông.


    Một t́nh tiết hài hước trong phim. Ảnh: Warner Bros.

    Nghê thuật làm phim bậc thầy và diễn xuất tài t́nh đă trở thành mẫu mực

    Ernst Lubitsch là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ điện ảnh Đức đầu tiên, cùng với Fritz Lang, Billy Wilder và nhiều đạo diễn tên tuổi khác. Sang Mỹ năm 1922 để theo đuổi Hollywood, sự nghiệp của ông trải dài trên cả thời kỳ phim câm và phim tiếng với những di sản vô giá cho nền điện ảnh xứ cờ hoa như “Ninotchka”, “To Be or Not to Be”, và đặc biệt là “The Shop Around the Corner”, bộ phim được ông đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất ḿnh từng làm ra trong sự nghiệp. Không có nhiều phim, nếu không muốn nói là chỉ có “Citizen Kane”, đạt được sự hoàn hảo như của “The Shop Around the Corner”. Không một t́nh tiết thừa, không một lời thoại, hành động, khoảnh khắc sai lệch quỹ đạo, không một cú lia máy làm xao lăng người xem khỏi những ǵ đang diễn ra trên màn ảnh. Mọi thứ được đặt vào đúng vị trí của nó và vận hành một cách êm ru, thoạt khiến ta không c̣n cảm giác ḿnh đang xem một bộ phim nữa, mà thay vào đó là những con người đang nói chuyện và tương tác với nhau, điều mà chỉ có bàn tay chỉ đạo tài t́nh của Ernst Lubitsch mới có thể tạo nên.


    Dàn diễn viên phụ xuất sắc của phim. Ảnh: Warner Bros.

    Có thể có nhiều ư kiến trái chiều, nhưng Margaret Sullavan tuyệt nhiên không phải là nữ diễn viên quyến rũ nhất thập niên 1940. Vị trí đó có lẽ phù hợp hơn với những Ingrid Bergman hay Greta Garbo (người từng hợp tác với Lubitsch trong “Ninotchka” trước đó không lâu) ... Nhưng “vẻ thông minh và mong manh đối lập, đôi mắt đầy khao khát và giọng nói khàn mà êm ái” như lời nhận xét của David Thompson khiến bà trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho vai nữ chính của phim. Một diễn viên quyến rũ sẽ không thể truyền tải được thứ t́nh yêu nảy sinh từ trái tim và cảm xúc giữa hai nhân vật chính, như họ luôn một mực khẳng định ngoại h́nh không phải thứ họ quan tâm ở nhau. Một diễn viên quyến rũ sẽ không thể đem lại cho nhân vật Klara cái cảm giác luôn đứng trên bờ vực đổ vỡ, mà chỉ một thay đổi nhỏ trong cảm xúc thôi cũng đủ xô ngă. Lubitsch hiểu rơ những ǵ ḿnh cần có, và ông bước những bước đi thật chính xác để giành được chúng, Margaret Sullavan là một trong số đó. Nữ minh tinh yểu mệnh từng trải qua bốn cuộc hôn nhân mà không t́m được hạnh phúc để rồi kết thúc cuộc đời vào ngày đầu tiên của năm mới 1960 ở tuổi 49 với nguyên nhân không được xác định rơ ràng ấy được ông nhắm đến duy nhất cho bộ phim mà ông biết sẽ trở thành kiệt tác lớn nhất cuộc đời làm phim của ḿnh, v́ ông đă nh́n thấy được sự mong manh kia trong vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn của bà. Cùng với Jimmy Stewart, Margaret Sullavan đă tạo nên một chuẩn mực mới về diễn xuất, nơi ranh giới giữa diễn và thật gần như được xóa nḥa. Nhắc đến Jimmy Stewart, người ta hẳn sẽ nghĩ ngay đến anh Thượng nghị sĩ ngây ngô, thật thà Jefferson Smith với màn diễn thuyết liên tục gần một ngày trước Quốc hội trong “Mr. Smith Goes to Washington” hay con người cao cả, đầy ḷng vị tha George Bailey trong tác phẩm kinh điển mang tinh thần Giáng sinh và Năm mới bất diệt “It's a Wonderful Life”. “The Shop Around the Corner” rơ ràng không phải là một cột mốc quá lớn trong sự nghiệp lỗi lạc của ông, nhưng nếu thiếu đi Jimmy Stewart, vai diễn của Margaret Sullavan chắc chắn sẽ không đạt đến đỉnh cao khó ai có thể vươn tới kia. Vẻ mặt háo hức, vui sướng, hồn nhiên của hai người, đặc biệt là Klara, khi cầm trên tay bức thư từ người kia; sự hậm hực họ dành cho nhau tại nơi làm việc, lúc cả hai đă bước ra khỏi những ḍng thư và câu chữ lăng mạn, bay bổng; hay những lời nói bốp chát, châm chọc, an ủi, âu yếm của hai bên; những thứ đó đến từ Kralik và Klara hay chính Jimmy Stewart và Margaret Sullavan? Thật khó để phân biệt được nếu ta chỉ t́nh cờ ngồi trước màn ảnh và không hề hay biết đây chỉ là một bộ phim.


    Ernst Lubitsch cùng Jimmy Stewart và Margaret Sullavan trên trường quay. Ảnh: MGM

    Cuộc đối thoại trong quán cà phê, nơi lẽ ra đă là địa điểm cho một cuộc hẹn ḥ lăng mạn, được Thompson đánh giá là “cảnh gặp gỡ xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ”. Nhận xét này không hề cường điệu, bởi đoạn phim dài gần 9 phút này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy kỹ thuật dựng phim. Trong cảnh phim khi Kralik đến quán cà phê cùng Pirovitch, đứng ngoài cửa sổ nhờ ông xem hộ người phụ nữ ḿnh đang thư từ, Lubitsch chỉ sử dụng duy nhất những cảnh quay hai người (two-shot) và một lần cắt cảnh. Điều này có phần khác với phong cách nối tiếp không gian – thời gian (Continuity Editing) mà ông là một đại diện tiêu biểu ở thời kỳ phim câm. Đầu tiên, máy quay dơi theo hai nhân vật bước lại gần cửa sổ. Sau đó là một cảnh quay rất dài chỉ có hai người đứng nói chuyện bên ngoài, để thuật lại những ǵ diễn ra bên trong quán. Một đạo diễn b́nh thường hẳn sẽ dùng những cảnh quay dơi theo tầm nh́n của Pirovitch (point-of-view shot), theo sau đó là những cảnh quay phản ứng của ông, ngay như Nora Ephron trong “You’ve Got Mail” đă làm với Dave Chappelle. Lubitsch th́ chỉ tập trung vào những biểu cảm và động tác cơ thể của Kralik đáp lại lời tường thuật của Pirovitch, đem lại cho người xem cảm giác ṭ ṃ, hồi hộp trong anh sau từng câu nói, dù đă biết trước người ngồi trong quán là Klara. Tuy nhiên, ông cũng không quay cận cảnh Kralik mà chỉ để máy quay chuyển động rất nhẹ sang phải nhằm ghi lại những hành động của anh, giữ cho tương tác giữa Kralik và Pirovitch được liền mạch. Cách quay phim ấy đ̣i hỏi và cũng cho phép cả Felix Bressart và Jimmy Stewart sử dụng ngôn ngữ cơ thể vô cùng linh hoạt mà không quá cường điệu: giăn vai, gật đầu, rướn người..., điều Tom Hanks và Dave Chappelle đă không làm được trong phiên bản năm 1998. Sau khi Kralik và Pirovitch chia tay, Lubitsch chuyển cảnh vào trong quán cà phê, nơi Klara nói chuyện với người bồi bàn. Tiếp tục là một cảnh quay liên tục, với chỉ hai lần cắt cảnh để quay cuốn tiểu thuyết Anna Karenina với bông cẩm chướng trên bàn hai người dùng làm dấu hiệu nhận ra nhau. Lúc này, Kralik quyết định trở lại quán, nhưng thay v́ dựng xen kẽ (crosscutting) cảnh Kralik bên ngoài th́ Lubitsch lại chỉ dịch máy quay lên để thu lại h́nh ảnh của anh qua ô cửa kính, ít nhiều đem đến sự dí dỏm cho cảnh phim. Khi Kralik và Klara gặp nhau trong quán, ông cắt cảnh nhiều hơn, dù vậy vẫn thường giữ cả hai trong một khung h́nh kể cả là quay cận cảnh. Những cú quay cận cảnh nhất là lúc cuộc đối thoại giữa hai người lên đến cao trào với những lời nói móc, chê bai, giễu nhại, thậm chí là khinh thường nhau. Sự khó chịu của cả hai như ẩn giấu những thất vọng và lo âu từ sâu trong mỗi người. Với Kralik th́ đó là nỗi buồn triền miên: anh bị sa thải, khi đến cuộc hẹn với người phụ nữ mà anh đă đặt bao hy vọng trong suốt nhiều tuần liền th́ phát hiện ra đó chính là người đồng nghiệp bấy lâu nay vẫn luôn bất đồng với ḿnh. Với Klara th́ đó là sự nóng ḷng chờ đợi được gặp người đàn ông với những lư tưởng, quan điểm đă cứu rỗi cô khỏi cuộc sống tầm thường, vô vị, nhưng người cô được diện kiến lại chỉ là kẻ đă cướp mất cá tính và nhiệt huyết trong cô. Nỗ lực làm ḥa của Kralik thất bại, cảnh phim khép lại trong đau đớn và nuối tiếc, tất cả diễn ra trên nền nhạc Ochi Tchornya, một trong những thứ đă khơi mào cho toàn bộ câu chuyện, và bản nhạc chủ đề của bộ phim.


    Cảnh phim tại quán cà phê. Ảnh: Warner Bros.

    Một cảnh quay xuất sắc khác là cảnh phim Klara đến bưu điện t́m kiếm bức thư từ người t́nh ẩn danh của ḿnh. Máy quay từ đằng sau ghi lại bàn tay đeo găng của cô lục t́m ḥm thư trống rỗng, và qua cánh cửa đang mở, khuôn mặt rạng ngời của Margaret Sullavan trong chốc lát bỗng trở nên ốm yếu, già nua, đau khổ v́ tuyệt vọng. David Thompson gọi đó là “một trong những khoảnh khắc mong manh nhất của điện ảnh”.


    Cảnh quay Klara lục t́m ḥm thư. Ảnh: Warner Bros.

    Ngoài hai diễn viên chính ghi dấu ấn sâu đậm trong ḷng người xem, Frank Morgan trong vai ngài Giám đốc Matuschek là một phát hiện thú vị của Lubitsch. Danh hài được biết đến nhiều nhất qua nhân vật Phù thủy trong “The Wizard of Oz” đă bộc lộ năng lực tiềm tàng của ḿnh với một vai diễn mang chiều sâu và sức nặng tâm lư khác hẳn những bộ phim trước đó ông từng tham gia. Hugo Matuschek tuy là một ông chủ tốt nhưng luôn lạnh lùng giữ khoảng cách với các nhân viên của ḿnh, khiến mọi người không thể hiểu được ông mỗi khi buồn bực hay cáu giận. Trong đêm Giáng sinh, sau khi đă mất đi người vợ yêu dấu từng chung sống suốt hai mươi năm trời và tự sát không thành trước sự can thiệp của Pepi, ông lại một lần nữa đơn độc giữa ḷng Budapest kiều diễm khi từng nhân viên một từ chối lời mời của ông đến một nhà hàng sang trọng ăn mừng lễ hội để về đoàn tụ bên gia đ́nh hoặc dành thời gian cho những người thương yêu. Duy nhất chỉ c̣n lại Rudy (Charles Smith), cậu thiếu niên chạy việc vặt thay Pepi, cùng ông bên đường phố trắng xóa tuyết rơi. Ông đành gạt sang một bên ḷng kiêu hănh vốn có để mời cậu đi ăn tối. Trong lúc nói về những món ăn hảo hạng mà hai người chuẩn bị thưởng thức, khuôn mặt Hugo Matuschek bừng sáng niềm hạnh phúc v́ lần đầu tiên sau nhiều năm trời ông đă t́m được tri âm tri kỷ, v́ ít nhất cũng đă có người đáp lại khi ông mở ḷng, và càng đặc biệt hơn nữa khi đó lại là một tâm hồn đồng điệu sẽ cùng ông sẻ chia niềm vui Giáng sinh, ngày lễ của những hội ngộ và đoàn viên.


    Hugo Matuschek và Rudy trong đêm Giáng sinh. Ảnh: Warner Bros.

    Câu chuyện mang ư nghĩa xă hội không của riêng thời đại nào

    “The Shop Around the Corner” là một phim hài, và xuyên suốt bộ phim ta gần như không thấy một t́nh tiết bi lụy, thống thiết nào, nhưng không khí nó đem lại cho người xem thật chẳng mấy dễ chịu. Tất cả các nhân viên của cửa hàng đều phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày, với những chi tiêu, sắm sửa, chi phí thuốc thang, ... và hy vọng duy nhất của họ đó là công việc cùng đồng lương eo hẹp mà ai nấy đều phải khúm núm trước ông chủ ḥng giữ được. Ngay trong đoạn đối thoại đầu tiên giữa Pirovitch và Pepi, Lubitsch đă khắc họa thứ áp lực khủng khiếp đè nặng lên mỗi nhân vật ấy, tuy chỉ qua một câu nói bông đùa. Khi các nhân viên đă tụ tập đủ trước cửa tiệm, vấn đề dần trở nên nghiêm túc, tiền lương rơ ràng là điều sống c̣n với mỗi người, dù là người trung niên đă có gia đ́nh và con cái, hay những người trẻ tuổi c̣n độc thân. Họ ngước nh́n cuộc sống của ông chủ với sự thèm khát. Họ cố gắng làm hài ḷng ông bằng mọi cách, hay ít nhất cũng không gây ấn tượng xấu với ông, bởi v́ họ biết mất đi công việc giờ này là mất đi tất cả, khi ngoài kia “hàng triệu người đang thất nghiệp”, và Giáng sinh đă gần kề. Khung cảnh lễ hội được Lubitsch khai thác triệt để nhằm hiện thực hóa nỗi trăn trở của tầng lớp lao động trong xă hội. “Chưa ai từng quan tâm đến cách các nhân vật kiếm sống – nếu bộ phim gây cười. Giờ th́ họ đă quan tâm. Họ muốn câu chuyện của họ gắn liền với đời sống. Con người ngày nay ai cũng phải kiếm sống.”, ông tâm sự.


    Các nhân viên ngước nh́n cuộc sống của ông chủ với sự thèm khát. Ảnh: Warner Bros.

    Cái hiện thực không mấy đẹp đẽ ấy đôi khi khiến người ta muốn trốn tránh và t́m kiếm niềm an ủi, niềm vui trong những vấn đề văn hóa, nghệ thuật, nơi chỉ có những ước lệ, ẩn dụ, nơi vẻ đẹp là trường tồn và tâm hồn con người là cả một đại dương bao la những lư tưởng, quan điểm xa rời hoàn toàn sự tầm thường của miếng cơm manh áo, của đồng tiền bát gạo. Hai nhân vật chính t́m đến nhau cũng chính từ sự an ủi ấy, qua những bức thư. Nghịch lư ở đây đó là cả hai đều tự huyễn hoặc bản thân tin vào một t́nh yêu đích thực đến từ một người mà ḿnh chưa từng gặp mặt; dành hết tâm huyết và t́nh cảm cho những ḍng thư, mặc dù đó là con đường xa xôi nhất hai người có thể đến với nhau, để rồi khi đối diện nhau ở nơi làm việc, cả hai lại không thể t́m được tiếng nói chung, chỉ v́ “không đi sâu vào t́m hiểu một khía cạnh của vấn đề để khám phá những sự thật bên trong”. Sự lăng mạn của những bức thư như chứa đựng một cảm giác cô đơn, tuyệt vọng âm ỉ từ cả Kralik và Klara. Lubitsch đặt t́nh yêu lư tưởng trong sự tương phản với thực tại nghiệt ngă, đặt nghệ thuật trong sự đối lập với áp lực đồng tiền để khẳng định: thực tế không tươi đẹp, nhưng nó là thật, là hữu h́nh, và con người chỉ có thể t́m thấy hạnh phúc khi biết chấp nhận nó, và sống hết ḿnh với nó; như Kralik trong phần kết phim trước khi thừa nhận ḿnh chính là “tri kỷ” của Klara đă dập tắt hoàn toàn những mộng tưởng và kỳ vọng trong cô về một người t́nh qua thư hoàn hảo, tất nhiên, vẫn bằng những câu nói châm biếm, mỉa mai hết sức thú vị, hài hước.


    Kralik và Klara trong cảnh phim cuối. Ảnh: MGM

    Hơn ba phần tư thế kỷ đă qua đi, dẫu h́nh ảnh có thể không c̣n hào nhoáng, dẫu nội dung có thể không c̣n cuốn hút người xem, tư tưởng và giá trị của bộ phim vẫn nguyên vẹn, bởi Budapest những năm 40 của thế kỷ XX được mô phỏng trong trường quay MGM ở California, Mỹ cũng chỉ là một trong rất nhiều Lubitschland (tạm dịch: Xứ Lubitsch) mà nhà viết tiểu sử Scott Eyman đă nhắc đến khi mô tả “Phong cách Lubitsch” (Lubitsch touch), và mỗi chúng ta trong xă hội hiện đại phải chăng cũng có thể t́m thấy đâu đó quanh ḿnh một Kralik và Klara, hay một “cửa hàng bên ngă rẽ”?

    Được quay vỏn vẹn chỉ trong 28 ngày, sau khi “Ninotchka” hoàn thành và cả Jimmy Stewart lẫn Margaret Sullavan đều đă sẵn sàng, “The Shop Around the Corner” mang tất cả nét tinh tế, quyến rũ, huyền ảo của một bộ phim hài lăng mạn kiệt xuất, với những khung h́nh đen trắng lung linh mùa lễ hội.

    Nhưng hơn cả một bộ phim Giáng sinh kinh điển, nó xứng đáng là kiệt tác điện ảnh của mọi thời đại, một tác phẩm cảm động, ấm áp, hài hước nhưng vô cùng sâu lắng, đẹp và thấm đượm t́nh người.
    Last edited by Black Magician; 12-21-2017 at 08:51 PM.

  2. The Following 11 Users Say Thank You to Black Magician For This Useful Post:

     angel_of_dead (12-21-2017), davidseanghia (12-21-2017), HnnR (12-22-2017), hoangviet183 (12-21-2017), Linh Trần (12-21-2017), m4rk.51jh (12-22-2017), mp3sony (12-22-2017), osolemio27 (12-22-2017), trong_huy (12-22-2017), trwng_tamphong (12-29-2017), xInfnty (12-21-2017)

 

 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. [XONG] The Shop Around the Corner - Cửa hàng bên ngă rẽ
    By Black Magician in forum Phim điện ảnh
    Replies: 8
    Last Post: 03-06-2018, 10:06 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 10-25-2013, 11:29 AM
  3. [ĐĂ NHẬN] "Znachor - Thầy lang" - một bộ phim hết sức cảm động và nhân văn.
    By bachyen0904 in forum Phim điện ảnh
    Replies: 13
    Last Post: 03-01-2013, 03:43 PM
  4. 5 lư do để 'Life of Pi' là bộ phim 'nguy hiểm'
    By ...:::b:::... in forum Tin tức
    Replies: 0
    Last Post: 12-09-2012, 09:28 PM
  5. Replies: 4
    Last Post: 10-14-2012, 10:15 AM

User Tag List

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •