Results 1 to 8 of 8
  1. #1
    Dịch giả PDV H́nh thức đẹp
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    673
    Thanks
    725
    Thanked
    479 / 84

    Đôi lời về “Mr. Smith Goes to Washington”: ‘Nước Mỹ’ của Frank Capra

    Khi Smith bước xuống chuyến tàu vừa đưa anh từ quê nhà tới Washington, D.C, ngước nh́n ra bên ngoài, “bất th́nh ĺnh, nó ở đó, nó sừng sững trước mắt anh qua cửa ga”. Đó là Mái ṿm Điện Capitol với vị Nữ thần tượng trưng cho Tự do ở trên nóc mà trước đây anh chỉ được biết đến qua tranh ảnh, sách vở. “Lớn như thật, rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời bên ngoài”. “Và rồi anh cứ thế cất bước tới đó”, bước lên chiếc xe buưt đang đậu ngay ngoài cửa. Có lẽ anh “chưa từng xúc động đến thế trong đời”, trên mặt hiện rơ sự hớn hở, sung sướng như một đứa trẻ vừa vớ được kẹo. Chiếc xe đưa anh qua mọi ngả đường Washington, D.C, qua ṭa nhà Trụ sở Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ với ḍng chữ nổi tiếng “Công lư b́nh đẳng theo luật pháp” (“Equal justice under law”), qua Ṭa Bạch Ốc từng là nơi ở và làm việc của biết bao con người vĩ đại mà từng lời nói của họ anh đều đă nằm ḷng, qua Ṭa Quốc Hội nơi anh quyết định ghé vào tham quan. Chiếc Chuông Tự do ngân vang trên nền bản Tuyên ngôn Độc lập được máy quay cận cảnh ghi lại ba cụm từ bao đời nay đă ngự trị trong tiềm thức của người dân Mỹ: “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
    Anh tiếp tục chuyến tham quan của ḿnh, thăm Tượng đài Washington sừng sững soi bóng xuống Hồ phản chiếu, thăm Đài tưởng niệm Iwo Jima, Đại lộ Hiến Pháp, Nghĩa trang quốc gia Arlington, … Tất cả lướt qua màn h́nh trên nền lá quốc kỳ Mỹ phấp phơi tung bay. Những cú cắt cảnh, chuyển cảnh mượt mà kết hợp với góc máy rộng đem lại vẻ choáng ngợp trước một Washington hoa lệ. Cuối cùng, Smith dừng chân tại Đài tưởng niệm Lincoln. Và Abraham Lincoln, “ông ấy ở đó, nh́n thẳng vào anh khi anh bước lên những bậc thang dẫn vào bên trong”. Ông “ngồi đó như thể đang đợi ai đó tới”. Phía xa xa là tấm văn bia khắc bài Diễn văn Gettysburg, nơi một cậu bé đang bập bẹ đánh vần từng câu của bài diễn văn cho một cụ già nghe.

    Tại đây, Lincoln cuối cùng cũng được gặp con người ḿnh vẫn đợi chờ sau bao năm trời, một người “cố gắng nhân rộng tư tưởng của ông”, một người “thấu hiểu công việc của ông và lao vào nó”: Ngài Smith vừa tới Washington.

    Cũng chính tại đây, Frank Capra đă gạt đi được tất cả những do dự, hạ được toàn bộ quyết tâm để thực hiện nên một trong những bộ phim xuất sắc nhất lịch sử điện ảnh về đạo đức, lư tưởng, về giá trị của mỗi cá nhân, nền dân chủ và tự do.


    Áp phích phim. Ảnh: IMDb

    Tác phẩm mẫu mực được nhào nặn nên từ bàn tay của một đạo diễn mẫu mực

    Frank Capra có thể được coi là nhà làm phim xuất chúng nhất của thập niên ’30 mặc dù di sản ông để lại cho điện ảnh thế giới c̣n trải dài trên cả hai thập nhiên ’20 và ’40 hay thậm chí là cả hai thập niên sau đó. Ông nổi tiếng với một phong thái làm việc chỉn chu, cầu toàn; từ khâu tuyển chọn diễn viên, chỉ đạo diễn xuất, quay phim đến dựng phim, ông đều kỹ lưỡng trong từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. “Mr. Smith Goes to Washington” có thể được coi là tác phẩm tiêu biểu cho phong thái đó.

    Cầm trên tay tập kịch bản của Sidney Buchman, điều đầu tiên Capra trăn trở là làm sao để có thể chọn được những diễn viên phù hợp nhất cho các nhân vật trong phim, dù cho nhân vật đó chỉ xuất hiện vài phút trên màn ảnh hay đảm nhiệm vài lời thoại, bởi với ông, một diễn viên luôn là ngôi sao của khung h́nh mà người đó hiện diện. Chính v́ vậy mà ngay từ những cảnh quay đầu tiên của phim, ta đă có thể bắt gặp rất nhiều diễn viên nổi tiếng. Trong số họ, có những người được Capra nhiều lần sử dụng xuyên suốt các tác phẩm của ḿnh, cho các vai diễn chính diện phản diện khác nhau, thuộc các tầng lớp và nghề nghiệp khác nhau. Nếu để ư kỹ ta sẽ thấy những bộ phim đỉnh cao của ông đều có được một dàn diễn viên hoàn hảo với diễn xuất bổ trợ và làm nổi bật lẫn nhau. Sở dĩ Capra có thể làm được như vậy bởi ông luôn tạo được thiện cảm tốt đối với các diễn viên, và phần lớn họ cũng rất thích được làm việc cùng ông; khác với Alfred Hitchcock cho rằng “diễn viên nên được đối xử như gia súc”.


    Frank Capra cùng Jimmy Stewart và Jean Arthur trên trường quay. Ảnh: IMDb

    Nhân vật chính, một chàng thanh niên ái quốc ngây ngô, mang trong ḿnh những lư tưởng Mỹ tới Washington để thay thế cho vị Thượng nghị sĩ vừa qua đời của bang ḿnh nơi anh phải đấu tranh chống lại mưu đồ tham nhũng trong một bộ máy chính trị suy đồi, được Capra nhắm ngay cho Jimmy Stewart, tuy khi ư tưởng về bộ phim mới được đưa ra, Gary Cooper mới là người đầu tiên ông nghĩ tới cho một bộ phim tiếp nối “Mr. Deeds Goes to Town” 2 năm trước đó. Có thể khẳng định không ai thích hợp vào vai Jefferson Smith hơn Jimmy Stewart. Dáng vẻ trẻ con, đặc sệt miền Trung Tây Hoa Kỳ (Stewart sinh ra ở thị trấn Indiana, Pennsylvania), nhưng vẫn toát lên sự liêm chính, mạnh mẽ và trí tuệ khiến ông hội tụ đủ các phẩm chất cho một vai diễn sẽ nâng tầm ông lên thành ngôi sao hàng đầu Hollywood mà Capra đă sớm nh́n ra. “Mr. Smith Goes to Washington” thắt chặt t́nh bạn đă bắt đầu trước đó từ “You Can’t Take It with You” của Jimmy Stewart và Frank Capra, một t́nh bạn keo sơn kéo dài suốt cuộc đời hai người. Ba trong số những tác phẩm lớn nhất của Capra là sản phẩm từ sự kết hợp của bộ đôi: hai phim kể trên và “It’s a Wonderful Life”, bộ phim truyền cảm hứng nhất mọi thời đại trong ḷng người dân Mỹ.
    Vai nữ chính trong phim, Clarissa Saunders, cô thư kư được giao nhiệm vụ “trông nom” Smith, một cô gái thông minh, khôn khéo, từng trải trong chính trị, ban đầu không ưa Smith v́ những lư tưởng theo cô là “giả dối” anh mang trong ḿnh đồng thời lợi dụng anh để kiếm chác cho bản thân, nhưng dần bị thuyết phục bởi đức tính thật thà, liêm chính, đôi lúc là khờ dại của Smith, cũng được Capra dành riêng cho Jean Arthur, người mà ông đă nhiều lần khẳng định là nữ diễn viên yêu thích của ḿnh mặc dù kiều nữ xuất hiện nhiều nhất trong các phim của Capra có lẽ là Barbara Stanwyck. Jean Arthur luôn được coi là người tạo nên diện mạo cho thể loại phim screwball comedy (tạm dịch: hài kịch điên), một nữ diễn mang tất cả vẻ đẹp ngoại h́nh và tâm hồn, nét cá tính, mạnh mẽ của một người phụ nữ Mỹ lư tưởng. Một trong những học tṛ của bà có nữ diễn viên Meryl Streep nổi tiếng ngày nay. Dù là một minh tinh lớn trong thời kỳ phim câm nhưng Arthur vẫn gặp không ít khó khăn khi điện ảnh bước sang kỷ nguyên phim tiếng, bởi chất giọng rất đặc biệt mà sau đó được bà biến thành một đặc trưng của riêng ḿnh: một chất giọng cao, trong trẻo, mà có phần lanh lảnh, thánh thót. Chính vẻ đẹp và giọng nói của bà đă thu hút Frank Capra trong một lần ông bắt gặp bà tại một buổi quay phim ở Columbia Pictures. Cơ duyên cũng đến với Arthur từ đây khi Capra chọn bà đóng cặp cùng Gary Cooper trong “Mr. Deeds Goes to Town”, khởi đầu cho sự hợp tác giữa hai người trong ba bộ phim thành công nhất của Capra, và “Mr. Smith Goes to Washington” chính là dấu mốc kết thúc. Jean Arthur đôi khi gợi người ta nhớ đến hai nữ diễn viên huyền thoại khác của điện ảnh: Greta Garbo và Setsuko Hara (nàng thơ trong các phim của thi sĩ điện ảnh Ozu Yasujirō). Bà có một đời tư khá kín đáo, tránh xa các cuộc phỏng vấn, các nhiếp ảnh gia và từ chối tham gia mọi hoạt động quảng bá. Điều này phần nào tương đồng với sự nhút nhát của bà trên trường quay. Jean Arthur đặc biệt ngại ngùng khi phải thực hiện các cảnh quay cận (close-up) với một người giám sát kịch bản đọc lời thoại thay v́ cả dàn diễn viên đứng xung quanh. Để khắc phục điều này, trong những cảnh quay cận của bà, Capra đă thiết kế một hệ thống cho phát băng ghi âm từ cảnh quay gốc (master shot) với một chiếc nút bấm gần ghế ngồi của ḿnh; khi Arthur đọc lời thoại của ḿnh, ông tắt băng đi, và khi bà kết thúc, ông lại bật băng lên, tạo cho bà cảm giác như khi có các diễn viên khác bên cạnh. Hiệu quả của phương pháp này ta có thể thấy rơ trên màn ảnh, diễn xuất của bà không hề bị lu mờ mà thậm chí đôi lúc c̣n lấn át cả Jimmy Stewart vốn là điểm sáng lớn nhất của bộ phim.


    Jimmy Stewart và Jean Arthur. Ảnh: Film Forum

    Capra luôn tận tâm với các diễn viên nhưng vẫn tạo được cho họ cảm giác thoải mái nhất trên trường quay. Ông để cho diễn viên tự do với lời thoại của ḿnh, chỉ thực sự can thiệp và chỉnh sửa cho họ khi những thay đổi của họ ảnh hưởng đến ư nghĩa câu chuyện hay chủ ư của ông. Và khi phải thực hiện lại một cảnh quay (một take), ông sẽ giải thích kỹ càng lư do tại sao cho các diễn viên. Điều này cũng giúp ông hạn chế được số lần thực hiện lại một cảnh quay, tiết kiệm được nhiều chi phí, đặc biệt có ích khi ông phải làm việc với ông chủ Columbia Pictures lúc bấy giờ là Harry Cohn, một người rất khắt khe trong vấn đề kinh phí (trước đó đă bác bỏ đề nghị làm một bộ phim về Frédéric Chopin của Capra v́ cho rằng một bộ phim âm nhạc sẽ rất tốn kém). Harry Cohn có một quy định đối với các đạo diễn là họ có thể thực hiện nhiều take, nhưng chỉ có thể in một. Điều đó gây trở ngại cho Capra v́ đôi khi các take khác nhau lại có những phần nhỉnh hơn có thể được tận dụng để ghép nối với nhau tạo thành cảnh quay hoàn chỉnh. Và Capra đă nghĩ ra một kỹ thuật (có thể gọi là một mẹo) mà về sau được rất nhiều các đạo diễn sử dụng; ông cho máy quay bắt đầu quay, thực hiện một take, rồi sau đó để máy quay tiếp tục quay và thực hiện lại (“Keep the camera rolling. Let’s do it again”, một câu nói đă trở nên phổ biến ngày nay); sau đó in cả một take dài, cắt ra những phần ưng ư và ghép lại với nhau. Khi bản phim cuối cùng được tŕnh chiếu, ta sẽ không nhận ra điều này, nhưng sự mượt mà trong diễn xuất và tương tác của các diễn viên đă nói lên tất cả.

    Edward Arnold, diễn viên phản diện yêu thích của Capra, tiếp tục được ông ủy thác cho vai diễn Jim Taylor, một ông trùm nắm trong tay toàn bộ hoạt động kinh tế, chính trị, truyền thông của bang, một kẻ có đủ quyền lực để điều khiển cả nghị sĩ Quốc hội và giật dây mọi âm mưu tham nhũng trong chính quyền. Ở Edward Arnold, ta thấy rơ một sự cương nghị, quyết đoán, lạnh lùng, chút tàn nhẫn, và sự tự tin tuyệt đối vào những nguyên tắc của bản thân. V́ lẽ đó mà Capra không cần suy nghĩ nhiều khi chọn ông vào vai những Anthony P. Kirby, D.B. Norton hay Jim Taylor. Không một người xem Capra nào mà không ám ảnh trước nụ cười ma mănh của D.B. Norton khi lau cặp kính trên tay trong “Meet John Doe”. Tuy nhiên, xét về mặt thủ đoạn, Jim Taylor có lẽ là kẻ phản diện số một của Capra. Chỉ một cuộc đối thoại “dằn mặt” với người bạn lâu năm Joseph Paine trong căn pḥng khách sạn thôi cũng đủ cho khán giả thấy được quyền lực tối thượng mà hắn nắm trong tay. Và đến gần cuối phim, từ một chiếc bàn trong ṭa soạn báo với chiếc điện thoại trong tay, hắn kích động toàn bộ các phương tiện truyền thông, toàn bộ quần chúng nhân dân của bang đứng lên chống lại Smith. Không một giây đắn đo, không một chút ngạc nhiên, hốt hoảng, do dự trong các hành động của hắn. Ngay cả khi bộ phim kết thúc, ta cũng không được thấy Taylor chịu trận, và không ít người phải tự hỏi liệu hắn có c̣n tiếp tục nghĩ ra những mưu mô, thủ đoạn hèn hạ nào khác để hạ gục Smith không.
    Cùng sát cánh bên Edward Arnold là Claude Rains, một huyền thoại khác của điện ảnh Mỹ, vốn nổi tiếng với những vai “phản diện có học thức”. Vẻ ngoài chính trị gia của ông đă gây ấn tượng với Capra, và ư tưởng về vai diễn một con người chính trực bị hoàn cảnh ép buộc đi theo con đường nhơ nhuốc nhưng cuối cùng nhận ra lỗi lầm của ḿnh để rồi phục thiện hoàn toàn phù hợp với Rains. Joseph Paine không phải là một con người xấu, bản thân ông vẫn luôn ư thức được những hành động sai trái của ḿnh nhưng ông phải “thỏa hiệp”, khi những lư tưởng ngày trước ông cũng từng tin vào như Smith không có ư nghĩa ǵ trong thế giới tàn bạo này, để ông có thể “phục vụ nhân dân theo hàng ngàn con đường liêm chính khác”. Paine vẫn luôn yêu quư Smith, trân trọng đức tính thật thà của anh và gắng hết sức giữ anh tránh xa khỏi con đường mà ông đang đi. Nh́n Taylor hăm hại Smith, Paine nhiều lúc cũng không thể cầm ḷng; sự giằng xé bên trong con người này được Rains thể hiện hết sức tự nhiên mà sâu sắc, cụ thể: từ những ái ngại khi Taylor quyết tâm thực hiện đến cùng mưu đồ tham nhũng của ḿnh, nét mặt chùng xuống mỗi khi hắn hả hê v́ đă hạ gục được Smith, đến những cái lắc đầu đau đớn sau khi phải nghe lệnh Taylor công kích, vu oan cho thanh danh của Smith. Joe Paine là nhân vật gián tiếp gây ra những xung đột trong bộ phim đồng thời cũng là người trực tiếp kết thúc những xung đột đó, và nam diễn viên với những vai diễn để đời trong “Casablanca” của Michael Curtiz, “Notorious” của Alfred Hitchcock hay “Lawrence of Arabia” của David Lean đă được Capra chọn mặt gửi vàng.


    Claude Rains và Edward Arnold. Ảnh: Sony Pictures

    Người cộng sự của Saunders, Diz Moore lại được giao cho Thomas Mitchell thủ vai bởi một lư do khá thú vị: ông là người thuận tay trái. Theo ư kiến của một người trong đoàn làm phim, những người thuận tay trái thường là người có cá tính, rất thích hợp cho một nhân vật như Diz Moore, và thế là Capra chọn Mitchell, diễn viên thuận tay trái nổi tiếng nhất lúc bấy giờ và cũng từng hợp tác với ông trong “Lost Horizon” vào năm 1937 (bộ phim đă tạo nên danh tiếng cho Mitchell). Tuy Diz không phải là một nhân vật quá quan trọng trong phim, nhưng diễn xuất của Thomas Mitchell vẫn là một điểm nhấn lớn trong bố cục tổng thế của nó. Nếu tập trung vào nhân vật Diz, ta sẽ thấy những hành động, lời nói vô cùng hài hước, thâm sâu được thể hiện hết sức tinh tế, nhẹ nhàng. Chỉ riêng trong năm 1939, Thomas Mitchell đă góp mặt vào ba trong số những vai diễn lớn nhất sự nghiệp của ông: Gerald O’Hara, cha của Scarlett O’Hara trong “Gone with the Wind”, bác sĩ Boone trong tác phẩm viễn tây vô song của John Ford – “Stagecoach” – và Diz Moore trong “Mr. Smith Goes to Washington”.
    Tuy nhiên, phát hiện lớn nhất của Frank Capra trong bộ phim này phải kể đến Harry Carey trong vai Chủ tịch Thượng viện và Phó Tổng thống Mỹ. Đây là một vai diễn chỉ có khoảng hai chục lời thoại và đa phần là những câu mệnh lệnh, phán quyết trong phiên họp Thượng viện nhưng lại mang tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển nội dung câu chuyện. Vị Chủ tịch này có thể được coi là tiếng nói của đạo diễn trong phim; những ánh nh́n, nụ cười, giọng điệu của ông có lẽ cũng chính là những cảm xúc chủ quan của Capra. Ông bênh vực Smith khi anh lần đầu bước chân vào căn pḥng họp, cho phép anh nói lên suy nghĩ và phản kháng trước những vu khống của Taylor và Paine, mỉm cười hiền từ động viên trong lúc anh bị chúng dồn đến bước đường cùng. Trong một bộ phim với nội dung khá bi quan, đạo diễn đă gửi gắm vào nhân vật này tất cả niềm tin về công lư, b́nh đẳng, công bằng trong bộ máy cầm quyền và rộng ra là cả xă hội. Ban đầu, Capra đề nghị vai diễn cho một tài tử khác nhưng người diễn viên nọ đă rất tức giận từ chối v́ chỉ được mời đóng một vai phụ nhỏ như vậy (một quyết định về sau khiến ông phải hối hận). V́ thế, Capra quyết định chọn Harry Carey – một diễn viên không mấy nổi tiếng nhưng có gương mặt gây cho ông thiện cảm. Carey đă gặp không ít khó khăn khi bắt đầu thực hiện những cảnh quay đầu tiên v́ trước đó ông vốn chỉ quen với ḍng phim viễn tây; trong cảnh lễ tuyên thệ nhậm chức của Smith, ông phải diễn lại rất nhiều lần. Capra gọi ông ra một chỗ và khuyên nhủ ông “đừng nghĩ ḿnh là một diễn viên phải đọc những lời thoại này mà hăy nghĩ ḿnh là Chủ tịch Thượng viện đang chứng giám cậu Thượng nghị sĩ trẻ tuyên thệ, là Phó Tổng thống Hoa Kỳ”. Từ đó, Carey bắt đầu diễn thoải mái hơn và thực sự hóa thân vào nhân vật. Khi bộ phim ra mắt, diễn xuất của Harry Carey được giới chuyên môn đánh giá là ngang hàng, thậm chí là nhỉnh hơn Claude Rains, và chỉ thua kém mỗi Jimmy Stewart. Theo dơi Carey diễn, ta thấy ấm ḷng, hả hê, mừng rỡ trước những bất công mà chàng thanh niên ái quốc ngây ngô Smith phải chịu đựng. Cảnh phim kết thúc với nụ cười măn nguyện của vị Chủ tịch Thượng viện trong căn pḥng họp lúc này đă vô cùng hỗn loạn cho ta hy vọng về một cái kết tốt đẹp hơn cho lư tưởng mà đạo diễn muốn khắc họa, một cái kết ngoài màn ảnh mà ông để ngỏ cho khán giả tự t́m kiếm câu trả lời bằng niềm tin của chính bản thân mỗi người. Harry Carey là minh chứng hùng hồn nhất cho chân lư: tài năng của một diễn viên không nằm ở những lời thoại anh ta thể hiện mà nằm ở khả năng anh ta thổi hồn vào nhân vật trong câu chuyện, đem lại sức sống cho nhân vật đó và chạm đến trái tim người xem.


    Harry Carey trong vai Chủ tịch Thượng viện. Ảnh: Sony Pictures

    Ngoài các nhân vật kể trên, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra những diễn viên đă quen mặt trong các bộ phim khác của Capra: Beulah Bondi lần thứ ba (trong số 5 lần) làm “mẹ” của Jimmy Stewart (lần tiếp theo là 7 năm sau trong “It’s a Wonderful Life”); Dub Taylor (người từng đến gặp Capra để xin một vai diễn và được ông lựa chọn cho nhân vật Ed Carmichael trong “You Can’t Take It with You” chỉ v́ … biết chơi mộc cầm; sau này xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của ông và trở thành một diễn viên nổi tiếng) có một vai nhỏ – phóng viên tờ báo của Tọc mạch (Nosey) phỏng vấn Smith khi anh vừa tới Washington; hay Guy Kibbee trong vai Thống đốc bang Hopper, Charles Lane trong vai Tọc mạch, H.B. Warner trong vai lănh đạo phe đa số, …

    Capra từng nói: “Các diễn viên là cách tôi kể câu chuyện của ḿnh”, và với một dàn diễn viên lư tưởng như vậy, ông đă tạo nên bộ phim thành công nhất trong một năm với rất nhiều tác phẩm kinh điển: “Gone with the Wind”, “The Wizard of Oz”, và hai phim xuất sắc hơn cả: “Ninotchka” của Ernst Lubitsch và “Stagecoach” của John Ford. Người ta thường nhắc đến “It’s a Wonderful Life” như bộ phim xuất sắc nhất của Capra, nhưng chắc chắn “Mr. Smith Goes to Washington” mới là bộ phim hoàn hảo nhất về mặt kỹ thuật. Giá trị của “It’s a Wonderful Life” (và cũng là giá trị then chốt của một tác phẩm nghệ thuật) nằm ở mặt cảm xúc mà nó đem lại cho người xem, cách nó làm người ta khóc, cười, giận dữ, lo lắng, hạnh phúc cùng nhân vật và vỡ ̣a trong niềm vui hay nỗi buồn khi cái kết được hé mở. Nói vậy không có nghĩa là “Mr. Smith Goes to Washington” không đem lại cảm xúc cho khán giả, bởi xét cho cùng những thành công về kỹ thuật làm phim sẽ chỉ là vô nghĩa nếu chúng không khiến những người thưởng thức nó xúc động. Với bộ phim này, Capra muốn gửi gắm quan niệm của ḿnh về nền dân chủ, tự do, về sức mạnh to lớn của mỗi cá nhân; song song với đó là cả những quan niệm của ông về việc làm phim. Nhiều nhà phê b́nh từ trước đến nay thường gắn cho “Mr. Smith Goes to Washington” mác một bộ phim chính trị hay một tác phẩm phản ánh hiện thực chính quyền. Chỉ cần nh́n vào cái cách mà các chính trị gia, đặc biệt là các Thượng nghị sĩ kịch liệt chỉ trích bộ phim về sự thiếu chân thực và những hành động đi ngược với đời thường của các nhân vật, ta đă có thể bác bỏ ngay được nhận định trên. Và thực tế là Capra không hề đề cập ǵ đến Dân chủ hay Cộng ḥa, cũng không hề nhắc đến tên bang quê nhà của Thượng nghị sĩ Smith (tuy bộ phim dựa trên cuốn sách không được xuất bản của Lewis R. Foster “The Gentleman from Montana”, là cơ sở để Thượng nghị sĩ bang Montana lúc bấy giờ giận dữ bỏ về giữa buổi chiếu phim). Không hề có đảng phái “đúng” và đảng phái “sai” trong phim. Và dù được làm vào một thời điểm lịch sử khá nhạy cảm của nước Mỹ, bộ phim chỉ kín đáo đề cập đến cuộc Đại khủng hoảng (trong cuộc tṛ chuyện giữa Smith và Saunders khi hai người cùng nhau soạn thảo dự luật của Smith, cuộc khủng hoảng đă dẫn đến việc bố mẹ Saunders không đủ khả năng chăm lo cho cô và cô phải làm việc từ năm 16 tuổi) hay chiến sự vừa nổ ra ở châu Âu (“khi đất nước cần những con người có kiến thức và can đảm hơn bao giờ hết”, lời một nhân vật nhà báo ở Hiệp hội Báo chí Quốc gia). Những điều đó khiến cho “Mr. Smith Goes to Washington” có giá trị vượt thời gian và biên giới. Capra mượn phông nền chính trị để khắc họa sự quư giá của tự do, ở đây là tự do ngôn luận, tự do hành động theo khuôn khổ luật pháp, và một chút tự do khỏi cuộc sống g̣ bó chốn thành thị, về với thiên nhiên để phát triển trí tuệ cũng như thể chất cho thế hệ trẻ (mục đích hội trại của Smith); nhưng suy rộng ra, ta có độc lập và tự do của cả một dân tộc khỏi ách nô lệ (những viện dẫn của Smith về lịch sử nước Mỹ thời đại Washington, Jefferson, Lincoln). Không phải ngẫu nhiên mà bộ phim rất được yêu thích ở Pháp vào 2 tuần cuối trước khi đất nước này bị Đức chiếm đóng và cấm chiếu các phim Mỹ. Chỉ khi sắp mất đi tự do, người ta mới biết nó quư giá đến nhường nào. Tiếng nói của Smith trong Thượng viện Hoa Kỳ cũng chính là tiếng nói của Frank Capra, một người Mỹ với một ḷng “nồng nàn yêu nước”. Di cư sang Mỹ cùng gia đ́nh từ năm 5 tuổi (trong bài phát biểu trước Viện phim Mỹ AFI, ông bồi hồi nhớ lại ngày gia đ́nh ông đặt chân lên đảo Ellis từ Sicily xa xôi, cha ông đă cúi xuống và hôn lên mặt đất), hơn ai hết Capra hiểu rơ giá trị của tự do, nhưng là thứ tự do mà mọi người đều có thể “đặt nó lên trước ngực ḿnh mỗi ngày trong đời”. Và đó ít nhiều là một chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của ông: sức mạnh của mỗi con người, dù là nhỏ bé đến đâu, trong việc tạo nên sự thay đổi.

    Tuy nhiên, ở “Mr. Smith Goes to Washington”, Capra lại gặp phải một khó khăn: kẻ “thấp cổ bé họng” của ông có chiều cao vượt trội so với các diễn viên khác trong phim: Jimmy Stewart cao hơn Claude Rains và Jean Arthur hẳn một cái đầu. Điều này, đối với một đạo diễn cầu toàn như Capra, làm giảm rất nhiều hiệu quả h́nh thái của các cảnh quay. Và ông đă giải quyết khúc mắc đó bằng cách đánh lừa thị giác của người xem khi liên tục nhấn ch́m Jimmy Stewart trong khung h́nh và để cho đồ vật, cảnh trí hoặc những người bạn diễn làm ông trông thấp bé hơn. Như trong cảnh xuất hiện trên màn ảnh của Smith, Capra xếp Stewart ngồi bên cạnh ghế ngài Thống đốc đang đứng phát biểu. Đầu ông khi đó chỉ vừa quá những bông hoa ở trên bàn.


    Ảnh: Sony Pictures

    Trong cảnh quay sau đó khi Smith tới thăm Đài tưởng niệm Washington và Đài tưởng niệm Lincoln, Capra quay Stewart bằng những góc máy thấp và rộng ngước nh́n công tŕnh bằng đá cẩm thạch sừng sững và bức tượng Abraham Lincoln khổng lồ. Smith lúc này chỉ như một chấm nhỏ trong ḍng lịch sử vô tận của đất nước.


    Ảnh: Sony Pictures

    Những h́nh ảnh này c̣n cho thấy sự tự ti của Smith v́ cho rằng ḿnh thiếu kinh nghiệm cũng như năng lực chính trị cần thiết cho chức vụ được bổ nhiệm. Đây chính là mâu thuẫn nội tâm trong suốt thời gian anh xuất hiện trên màn ảnh, và cuộc chiến của anh, nh́n từ một góc độ khác, chính là cuộc chiến với mặc cảm của bản thân, rằng ḿnh không xứng đáng với trách nhiệm được giao phó trong bộ máy Nhà nước.
    Khi Smith lần đầu tiên bước vào pḥng họp Thượng viện, máy quay được đặt từ một hành lang của căn pḥng, khiến anh lẫn vào đám đông các Thượng nghị sĩ khác.


    Ảnh: Sony Pictures

    Sau đó Smith ngồi vào bàn của ḿnh, và từ góc máy này, anh lại tiếp tục bị cậu bé phục vụ lấn át:


    Ảnh: Sony Pictures

    Rồi khi thực hiện nghi lễ nhậm chức:


    Ảnh: Sony Pictures

    Khi ở trụ sở Hiệp hội Báo chí và bị đám nhà báo giễu cợt:


    Ảnh: Sony Pictures

    Hay khi nghe Saunders thuyết giáo về những khó khăn để một dự luật được thông qua:


    Ảnh: Sony Pictures

    Smith là thủ lĩnh của đội Boy Rangers (tạm dịch: Thiếu sinh Hướng đạo), một công việc đem lại cho anh lư tưởng và nhiệt huyết của tuổi trẻ; nhưng đôi khi khiến anh có những cử chỉ, hành động rất trẻ con:


    Ảnh: Sony Pictures

    Dáng ngồi của anh không chỉ cho thấy sự nhỏ bé mà c̣n như thể đang nghe người ta lên lớp về những lư tưởng đặt nhầm chỗ và hiện thực chính quyền trong Quốc hội, cụ thể là Thượng viện. Dần dà, Smith nhận ra sự suy đồi của bộ máy chính trị bang ḿnh và âm mưu tham nhũng của con người ḿnh vẫn luôn ngưỡng mộ Joseph Pain. Khi đó, anh được Taylor mời đến gặp mặt riêng với hắn. Lời đầu tiên Taylor nói với Smith là: “Thượng nghị sĩ, tôi vừa mới ghé qua. Tôi nghĩ tôi muốn gặp cậu. Ngồi xuống đi.” Smith tuân theo.


    Ảnh: Sony Pictures

    Sau khi nghe Taylor cho biết toàn bộ sự thật, Smith tới “chất vấn” Joe Paine. Paine bảo anh hăy b́nh tĩnh và ngồi xuống ghế. Nhưng lúc này Smith thẳng thừng trả lời: “Cháu không muốn ngồi.”


    Ảnh: Sony Pictures

    Ngày hôm sau, trong phiên họp Thượng viện, ngay khi Smith định tố cáo Paine th́ vị Thượng nghị sĩ cáo già hơn đă đi trước một bước, dùng chính âm mưu tham nhũng của ḿnh và Taylor gán tội cho anh. Smith phải đối diện với nguy cơ bị phế truất khỏi chức vụ đang nắm giữ. Trong cơn tuyệt vọng, anh trở lại Đài tưởng niệm Lincoln nơi trước đó anh từng thán phục ngước nh́n bức tượng của Người giải phóng vĩ đại và bài diễn văn bất hủ Gettysburg. Lần này anh đến vào ban đêm, khu tưởng niệm ch́m trong bóng tối, hệt như tâm trạng anh đang ch́m trong nỗi chán nản và sẵn ḷng bỏ cuộc. Smith ngồi phủ phục trên chiếc va-li như một biểu hiện của sự thất bại hoàn toàn trước một Washington, D.C mà anh chưa bao giờ nghĩ tới trong đời:


    Ảnh: Sony Pictures

    Thế rồi Saunders xuất hiện và cho anh hy vọng, thuyết phục anh đứng dậy tiếp tục chiến đấu, như cái cách mà chính anh đă cho cô hy vọng ở “sự ngay thẳng, chính trực và những đức tính tốt đẹp thường ngày” của anh. Hai người cùng bàn thảo kế hoạch đối phó với Paine và chứng minh sự trong sạch của Smith: filibuster (cản trở dự luật). Smith nắm quyền phát biểu trong phiên họp Thượng viện để ngăn cản cuộc bỏ phiếu phế truất anh, đồng thời giúp cho bạn bè anh có đủ thời gian t́m kiếm bằng chứng chứng minh anh vô tội. Lúc này, dưới máy quay đặt ở góc thấp của Capra và với chiều cao vốn có của Jimmy Stewart, đến lượt những vị Thượng nghị sĩ khác đang cắm cúi đọc những tờ báo để trêu tức Smith lại bị nhấn ch́m đằng sau những chiếc bàn; người “thấp cổ bé họng” nhất trong căn pḥng đă không c̣n thấp bé nữa, anh đă đứng trên chính đôi chân của ḿnh, bằng tất cả niềm kiêu hănh vốn có của một công dân trên “miền đất của người tự do”, nói chuyện phải trái với những kẻ đang nắm trong tay vận mệnh đất nước.


    Ảnh: Sony Pictures

    Đây chính là thứ mà Capra gọi là “nguyên tắc thép về h́nh thức và kỹ thuật” trong cuốn tự truyện The Name Above the Title” của ḿnh.

    Ống kính máy quay của nhà quay phim Joseph Walker cho ta những khung h́nh tuyệt đẹp (mặc dù chưa thể đạt tới mức cách tân khi chỉ chủ yếu tập trung vào những cú máy tầm trung đơn giản đồng thời giảm tối thiểu cắt chuyển giữa các cảnh nhằm giữ nhịp độ phù hợp cho bộ phim, một thủ pháp đặc trưng của Capra kể từ “American Madness”); như cảnh phim Smith đến nhà Joe Paine và t́nh cờ gặp con gái ông, Susan Paine, Walker sử dụng góc máy gần để quay bàn tay đang cầm mũ lập bập của Smith khi anh nói chuyện với cô gái; hay những cú quay cận cảnh lấy nét mềm (soft focus) gương mặt của Jean Arthur và những cú máy rất rộng quay căn pḥng họp Thượng viện (chính xác là một bản sao của căn pḥng thật trong phim trường Columbia Pictures được Capra “bê nguyên xi” từ Thượng viện về). Khi kịch tính phim tăng dần, tốc độ cắt cảnh cũng nhanh hơn, và độ dài mỗi phân cảnh giảm đi đáng kể, những cảnh dựng xen kẽ (cross-cutting) xuất hiện ngày một nhiều; máy quay không hề di chuyển trong suốt các cảnh quay trong pḥng họp, thay vào đó là những cú cắt cảnh với tốc độ cao để thay đổi góc độ hoặc chuyển đổi vị trí.


    Jean Arthur dưới ống kính máy quay của Joseph Walker. Ảnh: Sony Pictures

    Điểm nhấn lớn nhất trong nghệ thuật dựng phim của “Mr. Smith Goes to Washington” phải kể đến những chuỗi montage (tập hợp những cảnh ngắn diễn tả một chuỗi hành động theo thời gian; khác với Montage Xô Viết, một thủ pháp dựng phim) với nhịp độ cao được dựng bởi Slavko Vorkapić (người có thể được coi là một đối trọng ở Hollywood với Sergei Eisenstein – cha đẻ của Montage Xô Viết), điển h́nh là trường đoạn Smith giận dữ bước ra khỏi Thượng viện sau khi tuyên thệ nhậm chức và “tẩn” tất cả phóng viên của tờ báo đă đăng tin sai lệch về anh cũng như những ai cười nhạo khi đọc các bài viết đó.


    Smith lúng túng khi gặp Susan Paine. Ảnh: Sony Pictures

    Âm nhạc của Dimitri Tiomkin, nhà soạn nhạc nổi tiếng Hollywood, với những “Columbia, the Gem of the Ocean”, “Yankee Doodle”, “The Star-Spangled Banner” (Quốc ca Mỹ), … hay đặc biệt là “Auld Lang Syne” (bài hát rơ ràng có một vị trí rất đặc biệt trong ḷng Capra; ông đă sử dụng nó cho cảnh “ngài” Deeds chia tay Mandrake Falls, giờ lại tiếp tục được lồng ghép trong cảnh chia tay của “ngài” Smith, và 7 năm sau, cả dàn diễn viên của “It’s a Wonderful Life” cùng hát vang “Auld Lang Syne” trong đêm Giáng sinh tiếp tục lấy đi nước mắt của không ít khán giả), cùng những bản nhạc Americana do chính Tiomkin sáng tác nên, đă khiến bộ phim có một sức sống bất diệt trong ḷng người dân Mỹ mọi thế hệ. Cái cách mà một người Nga di cư sang Hoa Kỳ vào thập niên ’20 có thể viết nên những bản nhạc đậm chất Mỹ đến như thế vẫn khiến không biết bao người yêu điện ảnh phải ngạc nhiên thán phục.

    Một cá nhân ngay thẳng đơn độc chống lại một bộ máy những kẻ thủ đoạn có thế lực là đề tài chủ đạo Capra khai thác trong những bộ phim ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp của ḿnh. Longfellow Deeds trong “Mr. Deeds Goes to Town” bị những tên luật sư cơ hội của người chú quá cố cáo buộc có vấn đề về thần kinh ḥng cướp đoạt món tiền thừa kế mà anh định dùng để giúp đỡ những người nông dân sa cơ lỡ vận trong cuộc Đại khủng hoảng đă suưt buông bỏ để cho chúng vu oan ḿnh. John Doe trong “Meet John Doe” bị tên trùm tài phiệt D.B. Norton gài bẫy nhằm thực hiện mưu đồ tranh cử Tổng thống bằng cách chà đạp lên niềm tin của những người dân Mỹ, chọn cách nhảy khỏi nóc nhà ṭa Thị chính để chứng minh cho phép màu ngày lễ Giáng sinh đă sắp thành hiện thực, trước khi cô nhà báo Ann Mitchell cùng mọi người trong Hội John Doe kịp thời ngăn cản. Hay cả George Bailey trong “It’s a Wonderful Life”, khi bị tên tư bản Potter hăm hại, cũng mất niềm tin vào “cuộc sống diệu kỳ” của ḿnh, t́m đến cái chết nếu không có vị thiên thần Clarence giáng thế “giải cứu”. Bởi chính niềm tin của Capra trong công việc làm phim cũng đôi lúc lung lay dữ dội như vậy. Trong cuốn tự truyện của ḿnh, ông chia sẻ ḿnh thường hay chùn bước trước những thôi thúc bỏ cuộc khi công việc sắp hoàn thành. Với “Mr. Smith Goes to Washington”, thôi thúc đó đến trong một buổi họp báo tại Nhà Trắng trước khi bộ phim được lên lịch quay, khi ông nghe Tổng thống Franklin Roosevelt phát biểu trước truyền thông về “t́nh h́nh leo thang ở Châu Âu và Thái B́nh Dương”. Lúc đó, Capra thực sự “hoang mang”, v́ bộ phim ông sắp làm có thể ảnh hưởng xấu đến bộ mặt nước Mỹ trên trường quốc tế. Ḷng đầy hoài nghi, Capra đến thăm chính nơi mà nhân vật anh hùng của ông đă tập trung được can đảm để chiến đấu, chứng kiến chính xác những ǵ anh đă chứng kiến: một cậu bé bi bô đọc bài Diễn văn Gettysburg cho một cụ già, “một dấu hiệu” cho ông niềm tin mà ông cần phải tiếp nối.
    Lần thứ hai Smith tới Đài tưởng niệm Lincoln khi niềm tin lung lay, dự tính sẽ bỏ cuộc và rời khỏi Washington, thất bại tạm thời của anh lúc này là do thiếu tự tin vào bản thân và suy nghĩ quá nhiều hơn là do những mưu mô, thủ đoạn của Taylor và Paine. Khi Smith thôi ủ rũ và bắt tay vào thực hiện kế hoạch cản trở dự luật, anh đă thành công. Đây là một quan niệm khác về làm phim nói riêng và về cuộc sống nói chung của Capra: đừng suy nghĩ nhiều, hăy hành động.
    Cuộc cản trở dự luật của Smith chính là sự tổng hợp tất cả các quan niệm của Capra vào trong một mô-típ điển h́nh: đầu hàng trước sức ép từ các thế lực gian ác, hay vùng lên chiến đấu cho lư tưởng tươi đẹp. Chiến công của Smith ở cuối phim, với Capra, không hẳn là chiến thắng trước bộ máy chính trị của Taylor (bộ phim kết thúc với cuộc cản trở dự luật thành công của Smith, ta không biết được điều ǵ xảy ra với Taylor cũng như bè cánh của hắn), mà chỉ đơn giản là hành động cao đẹp đứng lên đấu tranh cho những ǵ ḿnh tin tưởng. Một cái kết cho ta niềm tin nhiều hơn là thông tin.

    Diễn xuất vô tiền khoáng hậu đă đi vào lịch sử của Jimmy Stewart

    Nhắc đến “Mr. Smith Goes to Washington”, người ta thường nhắc nhiều nhất đến Jimmy Stewart, và giá trị lịch sử lớn nhất của bộ phim nằm ở chỗ: nó đă làm nở rộ lên một tài năng xuất chúng bậc nhất Kỷ nguyên vàng của Hollywood, và măi về sau cũng khó có người có thể vươn được đến tầm cỡ đó. Nh́n vào sự nghiệp của Jimmy Stewart, ta thấy rơ một sự thật: lịch sử đă dọn sẵn chỗ cho ông để trở thành một tượng đài bất diệt của điện ảnh. Bộ phim đầu tiên thật sự tạo dựng được danh tiếng cho Stewart là “You Can’t Take It with You” (1938) của chính Frank Capra. Từ đó trở đi, Stewart trở thành diễn viên yêu thích của Capra, người mà ông vẫn hằng t́m kiếm cho những bộ phim của ḿnh (ngay cả Clark Gable hay Gary Cooper cũng không hoàn toàn thỏa măn ông). Ngay từ bộ phim đầu tiên hợp tác với Stewart, Capra đă tiên tri rơ được tương lai của điện ảnh: “Tôi nghĩ cậu ấy gần như là diễn viên xuất sắc nhất từng xuất hiện trên màn bạc”. Chỉ một năm sau thôi, tiên đoán của Capra đă trở thành sự thật, khi mà “ngài Smith tới Washington”. Jimmy Stewart luôn hiểu rơ h́nh mẫu của nhân vật ḿnh vào vai bằng trực giác nhạy bén, và rất ít cần chỉ đạo diễn xuất. Đạo diễn thứ hai nh́n rơ điều này là Ernst Lubitsch (người kiến tạo nên Hollywood hiện đại) khi ông chọn Stewart vào vai chính trong tác phẩm mà ông biết trước là kiệt tác lớn nhất của đời ḿnh “The Shop Around the Corner”. Dù Margaret Sullavan mới thực sự là ngôi sao lớn nhất của bộ phim, nhưng vai diễn Alfred Kralik ngay từ đầu đă được Lubitsch chủ trương giao cho Stewart trong khi Klara Novak phải kinh qua vài sự lựa chọn mới đến tay Sullavan. Jimmy Stewart là diễn viên nắm rơ Lubitsch Touch (tạm dịch: Phong cách Lubitsch) nhất trong số các tài tử mà ông từng hợp tác. Nếu xem nhiều phim của Lubitsch, ta sẽ để ư thấy các diễn viên trong phim ông như Jack Benny, Herbert Marshall, Miriam Hopkins, Gary Cooper, … thường có một phong cách diễn rất đặc biệt mà họ chỉ thể hiện trong phim của ông. Đó là bởi v́ Lubitsch đă diễn mẫu cho họ, để truyền tài đầy đủ nhất Phong cách Lubitsch mà chỉ ông mới có. Nhưng với Jimmy Stewart, ta gần như không thấy điều này, vẫn là một lối diễn tự nhiên chưa bao giờ thay đổi hay mất đi. Có hai cách lư giải, một là phong cách diễn của ông là phù hợp và sáng tạo nhất trong mỗi phân cảnh, không hề ảnh hưởng đến Phong cách Lubitsch, và Phong cách Lubitsch cũng không thể ảnh hưởng đến nó; hai là Stewart hoàn toàn nắm bắt được Phong cách Lubitsch, và ông dung ḥa nó với phong cách diễn của ḿnh một cách hết sức tự nhiên, hồ như không thể nhận biết. Dù là thế nào đi nữa, ta cũng thấy được một tài năng xuất chúng khó ai có thể bắt kịp ở ông. Cary Grant, một huyền thoại khác của Hollywood, không lâu sau đă được chứng kiến tài năng đó của Stewart khi hai người đóng chung trong bộ phim cùng năm “The Philadelphia Story” của George Cukor, một bộ phim không hề tầm thường. Cảnh phim Stewart say rượu bước vào nhà C. K. Dexter (do Grant thủ vai) chân thật đến nỗi khiến Grant phải đứng h́nh và quên mất vai diễn của ḿnh. Sau thời gian phục vụ trong quân ngũ, Stewart tái hợp với Frank Capra trong “It’s a Wonderful Life”, tác phẩm Giáng sinh của mọi thời đại, và một lần nữa diễn xuất của ông lại là tâm điểm của bộ phim. Tuy thất bại về mặt doanh thu, nhưng bộ phim vẫn luôn có một sức sống mănh liệt trong ḷng người yêu điện ảnh nhiều thế hệ và vẫn là một chứng nhân bất diệt cho tài năng của Jimmy Stewart. Thập niên ’50 đánh dấu bước chuyển ḿnh của Stewart khi ông tham gia vào các bộ phim viễn tây của Anthony Mann (tiếp tục để lại một bộ sưu tập những kiệt tác dù không thật sự nổi bật trong sự nghiệp vĩ đại của ông); và đặc biệt là những bộ phim của bậc thầy li kỳ, rùng rợn Alfred Hitchcock. Một đạo diễn nổi tiếng khó tính và cầu toàn như Hitchcock sẵn sàng chọn Stewart vào những bộ phim lớn nhất trong gia tài đồ sộ của ḿnh đủ để ta hiểu Stewart xuất sắc đến cỡ nào. Những “Rope”, “The Man Who Knew Too Much”, và nhất là hai kiệt tác “Rear Window” và “Vertigo” luôn có mặt trong danh sách các cuộc bầu chọn của các tạp chí điện ảnh lớn trên thế giới, thực sự đánh dấu giai đoạn thăng hoa nhất của cả đạo diễn và nam tài tử. “Anatomy of a Murder” của Otto Preminger cũng có thể được coi là một dấu mốc lớn khác của Stewart, một bộ phim ṭa án kiệt xuất của điện ảnh Mỹ. Sang đến thập niên ’60, một bậc thầy điện ảnh khác tiếp tục khai thác tài năng của Jimmy Stewart, đó là John Ford với “The Man Who Shot Liberty Valance”. John Ford gây ảnh hưởng lên một thế hệ các nhà làm phim vĩ đại trên thế giới bởi hai tác phẩm viễn tây “The Searchers” và “Stagecoach”, tuy nhiên “The Man Who Shot Liberty Valance” đứng riêng lẻ vẫn có những vẻ đẹp riêng ta không thể t́m kiếm được ở hai bộ phim trên. John Ford cao tay hơn Anthony Mann ở chỗ ông nh́n thấy ở Jimmy Stewart cái vẻ tri thức hơn là những phẩm chất của một tay súng viễn tây, một mảnh ghép hoàn hảo cho một đề tài hoàn toàn khác về miền đất của những chàng cao bồi.


    Diễn xuất tài t́nh của Jimmy Stewart. Ảnh: Sony Pictures

    “Mr. Smith Goes to Washington”, nếu xét về tầm cỡ, chỉ như một chấm nhỏ trong số những bộ phim xuất sắc khác mà ông từng tham gia, giống như Smith chỉ là một chấm nhỏ trong ḍng lịch sử; nhưng ở bộ phim này, ta được chứng kiến một Stewart hoàn toàn khác, một Stewart phát tiết hết tất cả những tinh hoa của một người con miền Trung Tây Hoa Kỳ, một viên kim cương chưa được mài dũa nhưng vẫn sáng lấp lánh lạ kỳ. Những câu nói ngây ngô, liến thoắng của Smith trước Saunders khi mới đến Washington, dáng vẻ lúng túng mỗi lúc nói chuyện với Susan Paine (đỉnh điểm là trong cảnh anh cầm chiếc mũ trên tay lập bập hết đánh rơi rồi lại nhặt lên), điệu bộ lắp bắp khi đệ tŕnh dự luật trước Thượng viện, giọng nói khàn đặc (Jimmy Stewart đă phải định kỳ dùng thủy ngân clorua tác động lên dây thanh quản để tạo nên giọng nói này) cùng dáng vẻ rũ rượi, bơ phờ, đôi mắt uể oải, lờ đờ v́ đă đứng nói gần một ngày trời liên tục; liệu Gary Cooper được chọn vào vai có thể làm tốt đến thế? Màn diễn của Jimmy Stewart trong suốt thời gian ở pḥng họp Quốc hội có lẽ khiến những khán giả khó tính nhất cũng phải “nổi da gà”. Ông làm ta rơi nước mắt, nhưng ngay lập tức lại nhoẻn miệng cười khi khóe mắt vẫn c̣n chưa khô bởi những câu nói hài hước được Capra và Sidney Buchman đan xen cả vào giữa những t́nh huống kịch tính nhất. Jefferson Smith dưới diễn xuất của Jimmy Stewart măi là một nhân vật sống động và đáng nhớ nhất lịch sử điện ảnh, mặc cho bộ phim có nhận được bao nhiêu lời khen chê hay bênh vực, chỉ trích của giới chính trị gia cũng như các nhà phê b́nh đi chăng nữa.

    ‘Nước Mỹ’ của Frank Capra

    Nước Mỹ của Frank Capra là “miền đất của người tự do”, là nơi mà giấc mơ Mỹ được ươm mầm và sinh sôi nảy nở, nơi mỗi cá nhân đều có quyền tự do suy nghĩ và hành động, “một cơ đồ” mà thế hệ đi trước đă “dựng nên sau hàng thế kỷ chiến đấu” và để lại “nền tảng cũng như sức mạnh cho nền dân chủ”. Babe Bennett, Ann Mitchell, Jeff Smith hay Clarissa Saunders đều có những người cha đáng kính truyền cho họ cảm hứng, niềm tin và sức mạnh để thực hiện ước mơ của ḿnh. Họ đều là những người hùng trong mắt con cái ḿnh. Nhưng người hùng của Capra b́nh dị lắm! Không một tấc sắt trong tay, họ chỉ “bên chiếc bàn nắp cuốn, mũ áo chỉnh tề, chuẩn bị giấy tờ; luôn luôn đội chiếc mũ để sẵn sàng trinh chiến; Clayton Smith, biên tập và chủ báo; người hùng của những lư tưởng đă mất”, luôn nh́n cuộc sống như thể “vừa bước ra khỏi một đường hầm dài tăm tối”; “đề cao đạo đức (ethics) hơn đồng tiền (collections)” dù gia đ́nh chẳng khấm khá ǵ (cha của Saunders); hay “chẳng nói ǵ nhiều, nhưng một lần có bảo: ‘Dù chuyện ǵ xảy ra, con yêu, đừng than phiền’” (cha của Babe Bennett). Và những người con của họ cũng thay họ tiếp nối những lư tưởng đó: Jeff Smith không một chút kiến thức luật pháp nào, đơn thương độc mă chống lại cả một bộ máy chính trị để đ̣i quyền công bằng cho những đứa trẻ, giáo dục chúng cho tương lai đất nước; Ann Mitchell viết bài diễn văn cho John Doe đoàn kết người dân từ khắp mọi miền đất nước, cho họ cảm hứng về phép màu vẫn c̣n đâu đó trong cuộc sống. Đó chính là thứ mà những người chê bai Capra gọi là Capra-corn, c̣n những người trân trọng tầm nh́n của ông gọi là Capraesque. Những tác phẩm thành công nhất của Capra đều tập trung vào đề tài này, khiến cho không ít các nhà phê b́nh chỉ trích ông giản dị và lư tưởng thái quá (đỉnh điểm là “It’s a Wonderful Life”), c̣n những nhà nghiên cứu điện ảnh th́ trân trọng hơn các tác phẩm đầu thập niên ’30 của ông như “American Madness”, “Lady for a Day”, “It Happened One Night”, ... v́ chúng thuần khiết và sáng tạo hơn về mặt kỹ thuật hay "Arsenic and Old Lace" v́ có một nội dung đen tối và độc đáo hơn cả. Nhưng thời gian và thế hệ khán giả về sau lại nh́n những bộ phim kia dưới một con mắt khác, trả chúng về với vị trí xứng đáng của ḿnh. Những “Mr. Deeds Goes to Town”, “You Can’t Take It with You”, “Mr. Smith Goes to Washington”, “Meet John Doe” hay “It’s a Wonderful Life” vừa mang tính giải trí cao, truyền cảm hứng cho người xem, nhưng đồng thời cũng rất giàu giá trị nghệ thuật. Và hơn hết cả, chúng thể hiện tư tưởng cũng như đặc trưng trong phong cách làm phim của Capra. Một nhà làm phim phải tự bỏ tiền túi ra và đến gặp A.P. Giannini (người sáng lập Bank of Italy, ngày nay là Bank of America) để góp kinh phí thực hiện bộ phim hay vung rất nhiều tiền xây dựng một phim trường giả khổng lồ để rồi khi tác phẩm thất bại về mặt doanh thu phải khốn đốn v́ hăng phim độc lập của ḿnh (Liberty Films) phá sản phải dồn nhiều tâm huyết cho chúng đến nhường nào? Capra yêu những chiếc chuông nhà thờ (biểu tượng của Liberty Films là chiếc Chuông Tự do), những bài hát dân ca hệt như Ozu yêu những chiếc giá phơi quần áo, những ống khói, tàu hỏa, hay Hitchcock yêu những vụ án mạng, những âm mưu giết người. Những Mandrake Falls, Terry Canyon, Bedford Falls có khác ǵ những Lubitschland (tạm dịch: xứ Lubitsch) của Ernst Lubitsch, nơi những lư tưởng của ông cư ngụ? Ranh giới giữa giải trí và nghệ thuật, giống như ranh giới giữa tư tưởng cá nhân với lư tưởng sáo rỗng, trong các tác phẩm của Capra vô cùng mong manh. Phim của ông đơn giản khi ta nh́n nhận đơn giản, phức tạp khi ta suy xét phức tạp, và sâu sắc khi ta nghĩ ngợi sâu sắc. Nó là tấm gương phản chiếu thái độ và t́nh cảm của chính người xem nó. Chẳng vậy mà các tác phẩm của Capra ngày nay vẫn thu hút đông đảo người hâm mộ, từ tầng lớp khán giả đại chúng đến giới phê b́nh nghệ thuật. Martin Scorsese, một đạo diễn xuất chúng với sự nghiệp phê b́nh không kém cạnh ǵ sự nghiệp làm phim, dù đi ngược lại giấc mơ Mỹ trong hầu hết những bộ phim mafia của ḿnh, vẫn rất trân trọng và thừa nhận sự ảnh hưởng từ Capra. Hay “Hoàng đế” Akira Kurosawa cũng chọn “It’s a Wonderful Life” trong danh sách 100 phim yêu thích nhất của ḿnh, và học hỏi không ít kỹ thuật dựng phim từ Capra. Không một đạo diễn nào gây ảnh hưởng lên đời sống xă hội Mỹ nhiều như Capra, và dù các tác phẩm của ông không mang tính dự báo tương lai và vận mệnh loài người như Stanley Kubrick, không đi sâu khai thác những góc khuất trong tâm hồn con người như Ingmar Bergman, chúng vẫn chứa đựng những triết lư sâu sắc và bài học quư giá cho đời sống xă hội ngày nay. Về điểm này, Frank Capra có thể được coi là Miguel de Cervantes của điện ảnh (“Don Quixote” cũng là một tác phẩm mang tính giải trí cao, nhà nhà người người đều thích đọc về những chuyện phiêu lưu mạo hiểm của chàng hiệp sĩ giang hồ, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những bài học về chính nghĩa, công lư, tự do và những triết lư măi về sau vẫn tạo nên nguồn cảm hứng lớn lao cho những đại văn hào như Goethe hay Milan Kundera), nhưng là một Cervantes rất khác.


    “Tự do là thứ quá quư giá, không thể bị chôn vùi trong sách vở, cô Saunders ạ.
    Mọi người cần đặt nó lên trước ngực ḿnh mỗi ngày trong đời và nói:
    Tôi được tự do suy nghĩ và phát biểu. Ông cha tôi đă không thể.
    Nhưng tôi có thể, và con cháu tôi sẽ như vậy.” Ảnh: Sony Pictures

    Nước Mỹ của Frank Capra là nước Mỹ của những khối đoàn kết dân tộc, nước Mỹ của sức mạnh tổng hợp từ những cá nhân nhỏ lẻ. Cụm từ “nickles and dimes” (những đồng xu lẻ) không ít lần xuất hiện trong phim ông. Ở “Mr. Smith Goes to Washington”, đó là những đóng góp từ các thiếu niên trên khắp nước Mỹ nhằm góp vốn xây dựng hội trại mà theo Smith sẽ góp phần xây dựng nên tương lai của chúng cũng như của đất nước. Niềm tin ấy bừng sáng lên hy vọng trong chúng, và trong số những đứa trẻ gửi thư cho Smith có cả một cậu bé đánh giày ở ga, người hoàn toàn có thể dùng đồng tiền đó mua một bữa ăn cho ḿnh. Khi Smith bị Taylor dồn vào chân tường, tất cả các báo của bang đều đă bị hắn kiểm soát không cho đăng bài về Smith, Saunders và Diz phải nhờ đến sự giúp đỡ của những cậu bé ở quê nhà của anh, những phóng viên nghiệp dư với tuổi đời c̣n rất trẻ và hầu như không có kinh nghiệm về báo chí. Và những cậu bé đạp xe đạp, kéo xe gọng đi rao báo, thức đêm xử lư từng bản in (một h́nh ảnh đối nghịch với những chiếc máy in hàng loạt của các tờ báo lớn dưới quyền Taylor đang cho lan truyền những tin sai sự thật về Smith) c̣n khiến bè lũ Taylor hoảng sợ hơn những đơn vị truyền thông mà chúng có thể bỏ tiền ra mua chuộc. Triết lư của Capra trong bộ phim này được tổng kết lại trong nguyên tắc mà Smith và cả Paine từng tin tưởng: “Love thy neighbor” (Yêu thương đồng loại). Nhưng sang đến “Meet John Doe”, “neighbor” trở về với nghĩa thuở ban sơ của nó: những người hàng xóm nhà bên. Khi những kẻ xa lạ cạnh nhà nhau có thể đoàn kết lại, sẽ có “một sức mạnh vô địch”, “một đợt sóng trào thiện chí không thế lực nào có thể ngăn cản được”; và những người đồng loại rồi cũng sẽ thân cận như những người hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Trong “It’s a Wonderful Life”, Capra có thể mượn một thiên thần để cứu George Bailey khỏi tự vẫn, nhưng số tiền mà tất cả người dân Bedford Falls gom góp lại mới là thứ thực sự cứu George trong cơn hiểm nghèo. Những bộ phim của Capra đề cao sức mạnh cá nhân, nhưng đó là sức mạnh cá nhân trong sức mạnh tập thể, rằng “không ai thất bại khi có bạn bè”.


    Những cậu bé đi rao báo. Ảnh: Sony Pictures

    Trên hết cả, nước Mỹ của Frank Capra là đất nước của những Don Quixote, những kẻ “điên” tưởng ḿnh là hiệp sĩ giang hồ đấu tranh bênh vực công lư. Capra rất hay dành cho các nhân vật chính của ḿnh, những Don Quixote, các tính từ như “insane”, “crazy” (điên), c̣n các giám mă Sancho Panza của họ thường được ông gọi là “goofy” (ngốc nghếch, ngu muội); khi họ cùng sát cánh bên nhau th́ sẽ thành "the dopes" (lũ đần). Khát vọng của Capra cũng chính là "lũ đần sẽ thừa kế trái đất". Nếu Longfellow Deeds, Jefferson Smith hay Long John Willoughby là những Don Quixote, “tinh hoa của ngành hiệp sĩ giang hồ” với “cánh tay dũng mănh”, th́ ta có thể dễ dàng chỉ ra những giám mă dũng cảm đi theo hầu hạ họ, đó là những Babe Bennett, Ann Mitchell và Clarissa Saunders. Smith đă được Saunders ưu ái gọi đúng bằng cái tên Don Quixote và Paine cảnh cáo đang “đánh nhau với cối xay gió”; c̣n “John Doe” dường như cũng chỉ là một cách gọi khác của chàng hiệp sĩ ngốc nghếch, và với bộ phim này, phải chăng Capra muốn trực tiếp biến nước Mỹ thành chốn thiên đường ông hằng mong ước? (tất nhiên là chỉ trên phim ảnh). Longfellow Deeds bị bọn luật sư của chú ḿnh cáo buộc có vấn đề về thần kinh, c̣n Jeff Smith th́ thốt lên: “Hoặc tôi quá đúng, hoặc là tôi điên” (“Either I’m dead right or I’m crazy”). Chủ điên th́ tớ cũng khùng, các giám mă nhanh chóng tin vào những hoài băo, lư tưởng của các chàng hiệp sĩ và theo họ đi t́m những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Trong tiểu thuyết của Cervantes, người đời nh́n vào cặp đôi này với những thái độ khác nhau, kẻ th́ khinh bỉ, người th́ thân mật tiếp đón theo đúng những nghi thức của giới hiệp sĩ. Người xem Capra cũng vậy, có người phải lấy Capra-corn ra để tự thuyết phục ḿnh tạm thời tin vào những điều đang diễn ra trên phim, lại có người được những nhân vật đó truyền cảm hứng cho cuộc sống ảm đạm xung quanh. Dù thế nào đi nữa, ta cũng thấy ở Frank Capra những phẩm chất của một nghệ sĩ lớn, một đạo diễn có một không hai trong lịch sử.
    Tuy nhiên, Don Quixote của Capra rất khác so với Don Quixote của Cervantes. Chàng quư tộc tài ba xứ Mancha trong tiểu thuyết của Cervantes đến cuối truyện nhận ra sự điên rồ của bản thân, lâm bệnh và chết v́ điều ḿnh không tin tưởng; c̣n Longfellow Deeds, Jefferson Smith, Long John Willoughby, dù ngờ vực về sự điên rồ của bản thân, nhưng sau khi bị thuyết phục bởi các Sancho Panza, đă đứng dậy chiến đấu cho niềm tin không bao giờ chết đi của ḿnh. “Vừa cầu cứu nàng Dulcinea xin nàng hăy giúp cho trong cơn nguy biến này”, chàng “vừa lấy khiên che kín thân, thúc con Rocinante phi thẳng tới chiếc cối xay gần nhất”.
    Last edited by Black Magician; 10-16-2017 at 08:12 PM.

  2. The Following 10 Users Say Thank You to Black Magician For This Useful Post:

     angel_of_dead (10-05-2017), ArtX (10-05-2017), davidseanghia (10-04-2017), hoangviet183 (10-04-2017), Linh Trần (10-03-2017), m4rk.51jh (10-04-2017), phoenix_dkny (10-04-2017), trong_huy (10-04-2017), tungundead93 (10-05-2017), [J] (10-04-2017)

  3. #2
    Dịch giả PDV H́nh thức đẹp
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    673
    Thanks
    725
    Thanked
    479 / 84
    “Mr. Smith Goes to Washington” và Frank Capra từ góc nh́n chủ quan của ḿnh.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Black Magician For This Useful Post:

     Linh Trần (10-03-2017), trong_huy (10-04-2017)

  5. #3
    Dịch giả PDV Nhà dịch thuật
    Join Date
    Nov 2015
    Posts
    1,222
    Thanks
    948
    Thanked
    1,274 / 193
    Sub voted
    N/A
    bác ngày xưa thi tuyển văn quốc gia không thế

  6. The Following User Says Thank You to Linh Trần For This Useful Post:

     Black Magician (10-03-2017)

  7. #4
    Dịch giả PDV H́nh thức đẹp
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    673
    Thanks
    725
    Thanked
    479 / 84
    Quote Originally Posted by Linh Trần View Post
    bác ngày xưa thi tuyển văn quốc gia không thế
    Bác cứ đùa, em hồi cấp Ba có bao giờ qua được cái dớp đầu 7 đâu ạ

  8. The Following User Says Thank You to Black Magician For This Useful Post:

     Linh Trần (10-04-2017)

  9. #5
    Dịch giả PDV Đẳng cấp Thánh
    Join Date
    Mar 2012
    Location
    Hồ Chí Minh City
    Posts
    6,775
    Thanks
    8,344
    Thanked
    7,500 / 2,041
    7 là giỏi rồi, mềnh th́ cấp 3 đếu bao giờ được con 6. Thi tốt nghiệp 12 nhờ đoán đề, viết như điên mới được 6 điểm.

  10. The Following User Says Thank You to davidseanghia For This Useful Post:

     Black Magician (10-05-2017)

  11. #6
    Gia sư PDV Hô mưa gọi gió
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    2,963
    Thanks
    2,415
    Thanked
    2,270 / 591
    Bài viết rất hay và bổ ích, chắc chắn sẽ t́m phim này coi thử
    Love you like a disease

    Đă dịch:
    To view links or images in signatures your post count must be 10 or greater. You currently have 0 posts.


  12. The Following User Says Thank You to trong_huy For This Useful Post:

     Black Magician (10-05-2017)

  13. #7
    Dịch giả PDV Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Mar 2012
    Location
    Usa
    Posts
    340
    Thanks
    319
    Thanked
    348 / 101
    tên topic là "đôi lời..." mà ḿnh thấy nó dài như truyện ngắn ư

    To view links or images in signatures your post count must be 10 or greater. You currently have 0 posts.

  14. The Following User Says Thank You to phoenix_dkny For This Useful Post:

     Black Magician (10-05-2017)

  15. #8
    Dịch giả PDV H́nh thức đẹp
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    673
    Thanks
    725
    Thanked
    479 / 84
    Quote Originally Posted by davidseanghia View Post
    7 là giỏi rồi, mềnh th́ cấp 3 đếu bao giờ được con 6. Thi tốt nghiệp 12 nhờ đoán đề, viết như điên mới được 6 điểm.
    Em th́ được có 4,75 nè bác , ngồi viết măi mới hết một tờ mà xung quanh tí lại có người xin thêm giấy

    Quote Originally Posted by trong_huy View Post
    Bài viết rất hay và bổ ích, chắc chắn sẽ t́m phim này coi thử
    Em có thêm link tải phim vào topic phụ đề rồi đấy, nếu cần bác có thể dùng trong đó

    Quote Originally Posted by phoenix_dkny View Post
    tên topic là "đôi lời..." mà ḿnh thấy nó dài như truyện ngắn ư
    H́ h́, ban đầu em cũng chỉ định viết đôi ba đoạn thôi, nhưng hứng quá nên hơi quá tay Cơ mà trông thế thôi chứ cũng không có ǵ nhiều nhặn lắm đâu ạ
    Last edited by Black Magician; 10-05-2017 at 02:59 AM.

  16. The Following User Says Thank You to Black Magician For This Useful Post:

     trong_huy (10-05-2017)

 

 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. [XONG] Mr. Smith Goes to Washington (1939) - Ngài Smith tới Washington
    By Black Magician in forum Phim điện ảnh
    Replies: 2
    Last Post: 10-03-2017, 08:26 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-12-2016, 11:21 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-16-2014, 09:29 AM
  4. Replies: 72
    Last Post: 06-06-2013, 03:44 AM

User Tag List

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •