* Imdb: http://www.imdb.com/title/tt0088846/
* RT: http://www.rottentomatoes.com/m/1003033-brazil/
* Đạo diễn: Terry Gilliam (Monty Python, Twelve Monkeys, The Adventures of Baron Munchausen, Time Bandits, Fear and Loathing in Las Vegas...)
* Diễn viên: Jonathan Pryce, Robert De Niro, Katherine Helmond, Kim Greist, Michael Palin...
* Thể loại: Sci-fi fantasy| Drama | Black comedy
* Độ dài: 132 phút (bản Cut) | 142 phút (bản DC)
* Nước sản xuất: Anh
* Tóm tắt nội dung:
Bộ phim lấy bối cảnh của một xă hội retro-future*, nơi mà các chiến dịch đánh bom khủng bố chống chính quyền đă diễn ra 13 năm qua. Sam Lowry - nhân vật chính là một kĩ thuật viên/một công chức thiếu tham vọng. Ham muốn duy nhất của Sam đó là thoát khỏi kĩ thuật công nghệ và sự quan liêu của bộ máy chính quyền để đến với giấc mơ của ḿnh: trong giấc mơ đó, Sam đóng vai hiệp sĩ đi cứu cô gái trong mơ. Rồi một lần, trong khi đi sửa lại một cuộc bắt người nhầm của giới cầm quyền, Sam đă vô t́nh gặp Jill Layton - cô gái vẫn xuất hiện trong mơ. Sam và Jill bị coi là khủng bố, là kẻ thù của nhà nước (Enemy of the State). Liệu Sam có cứu được Jill, liệu hai người có đến được với nhau và sống hạnh phúc như Sam từng mơ hay không?
Chú ư: đây không phải một phim dành cho tất cả mọi người. Nên cân nhắc trước khi bỏ ra 142 phút xem có lại sau đó phải thốt lên: WTF???
* Review cá nhân: (Spoil nội dung phim)
Một tuyệt phẩm của đạo diễn Terry Gilliam - nó đă vượt trên cả những bộ phim xuất sắc khác của ông như Twelve Monkeys, Time Bandits, Monty Python... để trở thành một những điểm nhấn nổi bật của điện ảnh Anh, điện ảnh châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
1. Phong cách của Zack Snyder trong Sucker Punch chịu rất nhiều ảnh hưởng của Terry Gilliam trong Brazil. V́ tôi xem hai bộ phim này khá gần nhau nên không tránh khỏi việc mở đầu bài review này bằng một loạt các so sánh và tham chiếu giữa cả hai.
Là phần h́nh ảnh cực đẹp hay gọi một cách dân giă là "làm màu" - một món ăn thừa vẻ bắt mắt, một tác phẩm nghệ thuật phóng túng về mặt h́nh ảnh.
Là cách dẫn chuyện khiến người xem rối loạn và trở nên "hoang tưởng", đôi khi mang lại cho ta cảm giác lộn xộn một cách có chủ đích, truyện không cốt truyện.
Là phong cách retro-futuristic (Steampunk, Dieselpunk...). Nó kết hợp những ảnh hưởng về nghệ thuật trong quá khứ như phim, báo chí, nghệ thuật trang trí với những công nghệ mang tính hậu hiện đại, là sự giao thoa của công nghệ và sự lăng mạn, nơi mà các thiết bị tiện ích điện tử được kết hợp giữa quá khứ và tương lai.
Là ẩn dụ và biểu tượng tràn lan mà không cần diễn giải. Như đă nói: khán giả đại chúng ghét ẩn dụ. Nó dẫn đến cái ư tiếp theo.
Đó là cả hai phim không dành cho đại chúng. Người xem sẽ phải cân nhắc trước khi bỏ ra 142 phút xem có sau đó phải thốt lên: WTF, phim nói về cái ǵ thế??? Chỉ có một sự khác biệt: Brazil đă được công nhận c̣n Sucker Punch th́ chưa.
Là sự vinh danh cho nhiều thể loại văn hoá đại chúng khác nhau, là sự kính trọng và tôn vinh đối với một trong những đạo diễn vĩ đại nhất mọi thời đại: Akira Kurosawa.
Là cách xáo trộn giữa thật và ảo, mơ trong mơ, sự chồng chéo giữa những nhân vật có thật với ư chí khao khát tự do của những người bị đàn áp. Nó làm ta đôi khi không thể phân biệt nổi đó là mơ hay thực, và nếu là mơ th́ nó bắt đầu khi nào.
Là cách nhân vật chính tạo ra thế giới tưởng tượng để thoát khỏi thực tại: Sam ở Pḥng Tra Tấn (torture chamber) và Babydoll sau khi làm phẫu thuật thuỳ năo (Lobotomy)
Là cốt truyện chính khá đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những tầng nghĩa và thông điệp sâu xa khiến người xem không thể hiểu hết nếu chỉ xem một lần. Nói một cách khác, cái Gilliam cũng như Zack quan tâm đó là đánh thẳng vào cảm giác của người xem. Cốt truyện? Không quan trọng. Nhân vật? Không quan trọng. Sự kết nối? Không cần thiết. Khi tất cả những điều trên qua đi, cái đọng lại chỉ c̣n là cảm giác tê dại trong tinh thần.
Là twist và mind-fvcked khi đạo diễn nhường phần diễn giải cho người xem tự định đoạt. Tôi coi Brazil mới là một phim mind-fvcked đúng nghĩa. Nếu bạn xem những Inception, Source Code hay Shutter Island và bạn gọi những phim đó bằng cái mĩ từ mind-fvcked th́ khi xem Brazil tôi e là bạn sẽ phải xem lại định nghĩa này.
Có thể với nhiều người sẽ không thích kiểu lửng lơ "Up in the air" này nhưng tôi rất thích những kiểu phim thế này, nó cũng giống như "Sự bí ẩn làm nên một người phụ nữ hấp dẫn" vậy.
2. Quay trở lại với Brazil: chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết 1984 của George Orwells (dù Gilliam thừa nhận là khi quay Brazil ông chưa hề đọc 1984 mà chỉ biết đại khái nội dung của nó), bối cảnh chính của bộ phim là một xă hội hư cấu trong "tương lai" - Nhà nước ở đây được gọi là Central Services - một thể chế mang xu hướng phát xít và độc tài, một cỗ máy quan liêu và cứng nhắc chỉ biết làm việc trên những tờ giấy và hoá đơn (Receipt) vô hồn mà vứt đi cái gọi là t́nh người (dehumanization).
Ở đoạn đầu phim, cảnh Phó Thủ Tướng Helpmann được phóng viên hỏi: "Tại sao chiến dịch đánh bom khủng bố lại kéo dài đến tận 13 năm trời?" th́ ông ta chỉ cười khẩy: "May mắn của kẻ mới!" (Beginner's luck).
Tôi cực ḱ thấy hài hước với câu trả lời này. Tại sao lăo ta lại tự tin đến vậy, phải chăng v́ lăo biết nó sẽ không bao giờ kết thúc?
Quả thật vậy, bởi v́ vốn chả có khủng bố nào cả, như khi Jill hỏi Sam: "Anh đă thực sự nh́n thấy một tên khủng bố nào chưa?" th́ Sam không trả lời được. V́ Sam chưa bao giờ nh́n thấy. Chưa có ai từng nh́n thấy.
Những vụ đánh bom ấy đơn giản chỉ là các vụ nổ đường ống v́ các đường ống sưởi, nước thải... đủ loại nằm ở khắp mọi nơi. Chính quyền th́ một mực khẳng định các đường ống hoạt động hoàn hảo và để che đậy chúng đă đổ tội cho một nhóm khủng bố không tồn tại. Giả thiết này hoàn toàn hợp lí cho sự xuất hiện của nhân vật Tuttle, người chuyên bí mật đi sửa những đường ống hỏng và bị Central Services truy lùng v́ sợ lộ bí mật.
Cái cách làm trên vốn đă có một cái tên: False Flag Operation (Chiến dịch Cờ Giả).
Cờ giả là khái niệm chỉ những hoạt động ngầm được che đậy hay vụng trộm do chính phủ hay các tổ chức thực hiện nhằm đánh lừa dư luận là do các đối tượng khác thực hiện. Không chỉ dừng ở mức độ chiến thuật, cờ giả thời kỳ lịch sử hiện đại đă được nâng tầm lên mức chiến lược.
Khái niệm này ngày nay không c̣n giới hạn trong chiến tranh và chống nổi loạn mà c̣n để chỉ những hoạt động thời b́nh như “chiến lược gây căng thẳng” mà nước Ư áp dụng thời kỳ 1970-1980 hay Mỹ áp dụng ở chiến tranh Iraq sau 2003.
Kiểu tấn công như vậy thường được gọi là ‘khủng bố giả’. Mặt khác cờ giả cũng đă từng được rất nhiều quốc gia sử dụng để đổ tội cho các quốc gia hay các tổ chức khác bằng cách tự đánh vào chính ḿnh, trường hợp như vậy có thể gọi nôm na là rạch mặt ăn vạ.
Điểm lại lịch sử Thế Chiến II, Đức quốc xă đă nhiều lần dùng kế này. Quân Nazi đă tự đốt trụ sở các đảng/Nhà Quốc Hội (Reichtag) và đổ tội cho Cộng Sản, giúp Hitler lên nắm quyền, hay chiến dịch Himmler, quân Nazi đă tấn công vào các trạm hải quan trên biên giới Đức-Ba lan và lấy đó làm cớ để tấn công Ba Lan, khởi đầu Thế chiến II.
Mục đích của Nhà Nước trong Brazil cũng tương tự như vậy: chúng tự tạo ra một nhóm-khủng-bố-tưởng-tượng trong 13 năm trời để gieo rắc sự sợ hăi trong ḷng dân chúng, từ đó để chúng có thể đưa ra những "Sắc lệnh chống khủng bố" vi phạm nghiêm trọng đến dân chủ và quyền con người như: bắt bớ, tra tấn, vu khống...một cách vô tội vạ. Chúng lùng bắt và thậm chí là tra tấn đến chết những người có mặt ở hiện trường các "vụ đánh bom" (bởi v́ họ có tội đâu mà khai?). Và trên hết, đó là một cách tuyên truyền (Propaganda) của Bộ Thông Tin (Ministry of Information) khiến người dân tin tưởng và tín nhiệm một cách mù quáng vào chính quyền hiện tại mà không hề hay biết quyền tự do và tự quyết của ḿnh đă bị cướp đoạt một cách trắng trợn. Con người không c̣n được coi là con người nữa mà chỉ là những tệp hồ sơ vô hồn, khi mà việc giết một người được các Cục/Bộ khác nhau gọi bằng những cái tên rất "thiếu tính người".
Ví dụ như cái chết của Buttle:
Mr. Kurtzmann: The population census has gotten him down as "dormanted." The Central Collective Storehouse computer has got him down as "deleted." Information Retrieval has got him down as "inoperative." Security has got him down as "excised." Administration has him down as "completed."
(Bên đếm dân số thì ghi là "không còn hoạt động." Máy chủ Trung tâm thì ghi là "đã bị xóa." Cục Truy hồi Thông tin thì ghi là "không còn chạy." Bên Cảnh sát thì ghi "đã bị loại trừ." Bên Hành chính thì ghi "Đã xong.")
Sam: He's dead.
(Ông ta chết rồi.)
3. Tất cả những nút thắt trong phim được bắt đầu với một sự kiện khiến chúng ta không khỏi bật cười: một nhân viên chính phủ đập chết một con ruồi làm xác nó rơi vào chiếc máy chữ gây ra một vụ bắt người nhầm - thay v́ bắt Tuttle th́ lại bắt ông Buttle! Một con ruồi chết kéo theo một người chết!
Đây chính là điểm mở đầu cho sự đỉnh cao của nghệ thuật trào phúng trong Brazil. Bằng những câu thoại chất và hài hước; phong cách hài Anh đậm vẻ mỉa mai chua cay, Brazil đả kích sự thối nát đến cùng cực của những kẻ cầm quyền, mang ư nghĩa thực tiễn và nhân văn một cách sâu sắc.
Sự mơ mộng của Sam không hề làm yếu tố trào phúng mất đi sức mạnh và mũi nhọn của nó mà hoàn toàn ngược lại: chúng ḥa quyện và thống nhất với nhau khiến cho các mâu thuẫn càng thêm tính chua cay.
Quả thực mà nói những ǵ mà Gilliam truyền đạt trong Brazil là rất rộng lớn, mỗi lần xem là ta lại khám phá được một cái ǵ đó mới mẻ.
Gilliam truyền đạt sự suy đồi của đời sống thẩm mĩ bằng những h́nh ảnh, những đoạn đối thoại mang tính hiện thực phê phán: những đường ống to lớn, xoắn xít chiếm diện tích lớn ở khắp mọi nơi; những dự án nhà ở xấu xí; khung cảnh thành phố; sự đua đ̣i, chạy theo phẫu thuật thẩm mĩ đến điên cuồng của các quư bà sồn sồn.... Có thể ngay khi viết bài review này tôi cũng chưa thẩm thấu được hết những ǵ ông gửi gắm đến người xem.
Tuy vậy, trong cái xă hội mục nát ấy vẫn c̣n những người như Sam, Tuttle và Jill. Sam Lowry là một nhân viên kĩ thuật cấp thấp làm trong Cục Lưu Trữ (Information of Records Department), mặc dù mẹ của Sam, bà Ida Lowry có nhiều mối quan hệ với các quan chức cấp cao nhưng Sam lại không thích thăng tiến. Anh vốn chán ngán với công nghệ kĩ thuật và sự quan liêu của giới cầm quyền mà chỉ suốt ngày mơ mộng cả ngày lẫn đêm: trong giấc mơ đó, Sam cứ lặp đi lặp lại là một "hiệp sĩ" (Angelic knight) đi giải cứu một cô gái xinh đẹp. Cái làm nên sự mới mẻ ở đây đó là nhân vật chính Sam của chúng ta đứng lên chống lại chính quyền không phải v́ một lí do cao cả đại loại như muốn làm thế giới tốt đẹp hơn... mà tất cả chỉ v́ bản thân ḿnh, Sam muốn có một cuộc sống thú vị và lăng mạn hơn là cái công việc nhạt nhẽo hiện tại. Nói cách khác, Sam bị mắc kẹt trong thực tại, nơi bị chi phối bởi một cái bộ máy cầm quyền ma quỷ mà chính anh cũng là một guồng máy của nó.
Đến một ngày, nhiệm vụ của Sam là đi "sửa lại" mớ ḅng bong Buttle-Tuttle, đến gặp bà goá phụ Buttle đưa tấm séc hoàn tiền và vô t́nh gặp được Jill Lay ton - cô ở ngay trên nhà bà Buttle một tầng, người giống hệt cô gái trong mơ của anh. Jill là người giúp bà Buttle t́m hiểu cái chết của chồng và làm báo cáo/khiếu nại lên trên về sai lầm chết người của chính quyền. Từ đó cô bị chúng coi là thành phần khủng bố, đồng bọn của Tuttle.
Cảnh đối thoại giữa Sam và bà Buttle cực ḱ giàu cảm xúc và bi kịch, đây chính là lúc Sam thoát hẳn ra khỏi những giấy tờ, những thủ tục quan liêu, những giao tiếp thông qua đường ống/dây cáp để đối mặt trực tiếp với những nạn nhân thực sự của chế độ này. Nói một cách khác, nó hiện thực và cá nhân hoá tội ác của lũ cầm quyền. Nghe là một chuyện, nhưng tiếp xúc mặt-đối-mặt lại là chuyện hoàn toàn khác.
Nhắc đến Tuttle, dù đây chỉ là một vai phụ của De Niro với không quá hai phút tổng thời gian xuất hiện nhưng Tuttle lại đóng một vai tṛ quan trọng. Tuttle trước kia vốn là thợ sửa đường ống cho Central Services nhưng v́ t́nh yêu với công việc đă trở thành một kẻ sống ngoài ṿng pháp luật, chuyên đi nghe trộm điện thoại của Central Services và âm thầm sửa những đường ống bị hỏng.
Chỉ v́ "sửa không có giấy phép", v́ những thứ gọi là thủ tục quan liêu hay giấy tờ lằng nhằng, thứ mà 15, 25 năm sau - thế hệ chúng ta không c̣n lạ ǵ... Tuttle đă bị Central Services coi là một "kẻ khủng bố". Trong một lần đường ống nhà Sam bị hỏng Tuttle đă t́m đến sửa đường ống nhà Sam.
Hai cảnh: Sam gọi điện cho Central Services nhưng không liên lạc được và hai tên kĩ thuật viên ṃ đến khi Tuttle đă sửa xong khiến tôi phải bật cười. Tất cả là nhờ vào cái vũ khí sắc sảo của Gilliam được sử dụng xuyên suốt bộ phim. Đó chính là cách tạo mâu thuẫn, hay nói đúng hơn th́ mâu thuẫn luôn có sẵn trong xă hội, Gilliam chỉ nâng lên, chiếu ánh sáng và đưa nó ra trước công chúng để cho khán giả nh́n thấy, cười mỉa mai và khinh bỉ.
SAM: Sorry. Wouldn't it be easier just to work for Central Services?
(Không phải đơn giản hơn nếu ông làm cho Central Services sao?)
TUTTLE: Couldn't stand the paperwork, couldn't stand the paperwork. Listen, this old system of yours could be on fire and I couldn't even turn on the kitchen tap without filling in a 27B/6.... Bloody paperwork.
(Cả cái hệ thống cũ kĩ này có thể cháy và tôi thậm chí không được mở vòi nước nếu chưa điền vào đơn 27 B/6.)
SAM: Well I suppose one has to expect a certain amount.
(Tôi cho là mỗi người đều phải chịu một phần nào đó.)
TUTTLE: Why? I came into this game for the action, for the excitement – go anywhere, travel light, get in, get out, wherever there's trouble, a man alone. Now they've got the whole country sectioned off and you can't move without a form.
(Tại sao? Tôi làm tṛ này là v́ nó có tính hành động và kích thích. Đi đến bất cứ đâu có rắc rối, đỡ tay xách nách mang, đến rồi đi một mình. Giờ chúng chia nát cái xứ này ra rồi. Không đơn từ là cấm có làm ǵ được.)
4. Dấu ấn của đạo diễn.
Các cắt cảnh/trường đoạn rất kinh điển và giàu cảm xúc, từ thế giới thật cho đến những cảnh trong mơ. Một điều đặc biệt thể hiện dấu ấn và tài năng của Gilliam, tôi có cảm giác Brazil được cắt dán từ nhiều phim ngắn vào với nhau! Mỗi một "phim ngắn" đó lại có cảm xúc và cung bậc t́nh cảm khác nhau, có mở đầu và kết thúc riêng nhưng tổng thể không hề rời rạc hay lạc điệu. Đây cũng là một kĩ thuật ưa thích của đạo diễn Kubrick.
Bố cục/quay phim rất chật chội, hẹp góp phần làm tăng hiệu ứng cho phong cách retro-futuristic và tạo ra bầu không khí tù túng, ngột ngạt xuyên suốt bộ phim.
Diễn xuất của các diễn viên chính đều tốt.
Jonathan Pryce là một ứng cử viên hoàn hảo cho nhân vật Sam đặc biệt khi ta xem xét tới sự tương phản cực mạnh giữa tính chất trừu tượng và những cảm xúc rất thật mà Brazil mang lại. Từng dáng vẻ, điệu bộ, lời nói của Pryce đều mang h́nh bóng của Sam: một gă khờ tốt bụng.
Hay Katherine Helmond đóng vai mẹ của Sam với một khả năng diễn xuất cực mạnh. Không cần những câu chuyện, dẫn dắt hay bất cứ ǵ thêm, tự thân diễn xuất của bà đă giúp ta có một cái nh́n rất rơ ràng về mối quan hệ mẹ-con này.
Kim Greist (vai Jill), Michael Palin (vai Jack), Bob Hoskins (vai Spoor), Ian Holm (vai ông Kurtzmann) cũng đều hoàn thành tốt vai tṛ của ḿnh.
Cinematography xuất sắc và là niềm cảm hứng cho nhiều phim sau này như: Dark City, Delicatessen, Batman, Sucker Punch...
Một vài đoạn trích dẫn ưa thích của tôi như:
Jill Layton: Care for a little necrophilia? Hmmm?
(Làm tí "xếp h́nh" với người chết không anh?)
Sam Lowry: Give my best to Alison and the twins.
(Cho tôi hỏi thăm Alison và hai cháu sinh đôi.)
Jack Lint: Triplets.
(Sinh ba.)
Sam Lowry: Triplets? My, how time flies
(Sinh ba? Giời đất, thời gian trôi như bay.)
Mr. Warrenn: What is this mess? An empty desk is an efficient desk.
(Đống lộn xộn này là sao? Không có việc để làm mới là làm việc hiệu quả.)
Arresting Officer: This is your receipt for your husband... and this is my receipt for your receipt.
(Đây là biên lai cho chồng bà... Và đây là biên lai của tôi cho biên lai của bà.)
5. Đa phần người xem đều có chung một câu hỏi: nhân vật Tuttle là thật hay chỉ là tưởng tượng của Sam? Câu trả lời ở đây không có ǵ khác đáp án của câu hỏi: Sweet Pea, Blonde, Rocket và Amber là thật hay chỉ là tưởng tượng của Babydoll?
Là cả thật và ảo.
Hai lần Sam và Tuttle gặp nhau, đó là Tuttle bằng xương bằng thịt, bằng chứng là ở lần gặp nhau thứ hai và cũng là cuối cùng: Jill đă hỏi Sam xem Tuttle là ai. C̣n lại chỉ là tưởng tượng của Sam dựa trên h́nh bóng Tuttle, giống như Sweet Pea, Blonde, Rocket và Amber trong những cảnh hành động/cảnh trong nhà thổ.
Bạn đă xem Sucker Punch và thích cái kết, thậm chí cho rằng đó là cảnh hay nhất của phim? Cái kết của Brazil cũng vậy, nếu như Brazil là một Masterpiece th́ đoạn kết chính là một Masterpiece within Masterpiece.
Ngay khi Jill và Sam chuẩn bị làm t́nh với nhau th́ quân chính phủ kéo đến, Sam bị bắt đến Pḥng Tra tấn (Torture Chamber) c̣n Jill bị bắn chết v́ chống cự (ít nhất đó là những ǵ Phó Thủ tướng Helpmann nói với Sam).
Tất cả những ǵ diễn ra sau đó đều chỉ là tưởng tượng của Sam, từ việc Tuttle và đồng bọn kéo đến cứu anh cho đến việc anh trốn thoát được cùng với Jill.
Một cái kết đau đớn, có phải chăng? Nhưng đối với Sam th́ anh đă hy sinh thân xác để giải phóng cho tâm hồn ḿnh: thoát khỏi thực tại bạo lực, đau buồn, thoát khỏi cái xă hội anh vốn không có hứng thú và tham vọng sống để đến với giấc mơ của ḿnh - được tự do sống hạnh phúc với Jill đến trọn đời.
Phó Thủ Tướng Helpmann đă phải thốt lên: "He's gone".
Sam đă mỉm cười, cái nụ cười ám ảnh đấy khiến tôi măi không thể nào quên.
Cũng có người đưa ra một giả thiết khác mà tôi thấy cũng rất hợp lí và khó bác bỏ đó là:
Sự tưởng tượng của Sam không phải bắt đầu từ lúc bị đưa vào Pḥng Tra Tấn mà từ trước đó lâu rồi: khi Sam và Jill ở trong khu mua sắm th́ có một vụ nổ và quân chính phủ kéo đến. Sam thấy Jill bị cảnh sát lôi kéo một cách thô bạo, anh đă bị ảo giác và nh́n viên cảnh sát thành tên Samurai khổng lồ như thường thấy trong mơ. Hành vi hung hăn của Sam đă khiến anh bị cảnh sát đánh gục. Sam không bao giờ tỉnh hẳn lại nữa và tất cả những cảnh sau đó chỉ là tưởng tượng của anh. V́ sao giả thiết này hợp lí:
- Sam là nhân viên của Cục Truy t́m Thông tin (Information of Retrieval) nên địa chỉ nhà là thông tin tuyệt mật. Vậy tại sao Jill lại biết nơi mà đến? (cảnh gặp Tuttle)
- Khi Sam ấn mă để đi thang máy lên pḥng của Helpmann, để ư sẽ thấy bài nhạc nền Aquarela do Brasil aka. Brazil của phim. Mà Sam chỉ huưt sáo bài này ở trong mơ nên mỗi khi bài hát vang lên, nó là dấu hiệu cho thấy Sam đang mơ.
- Khi Sam quay lại t́m Jill và giơ tờ giấy giả mạo cái chết của Jill th́ Jill đă biến thành cô gái trong mơ của Sam.
- Ngay trước đó, lúc ở khu mua sắm Jill c̣n đang rất ghét/b́nh thường Sam th́ đến cảnh ở nhà Sam lại hôn nhau ngay? Liệu có phải nó cho thấy Sam đang mơ?
- Những mối quan hệ của mẹ Sam giúp anh thoát khỏi cuộc thẩm vấn lần một, tại sao lần hai lại không? Phải chăng v́ đó là mơ?
Thậm chí là cả giả thiết tất cả bộ phim chỉ là trong mơ của Sam...
Không hẳn là không có lí, khi mà Gilliam là một người ám ảnh với chủ đề "Mơ trong mơ" và Brazil là một trong bộ ba phim về giấc mơ của ông (cùng với Time Bandits và Twelve Monkeys)
Một trong những điều đáng chú ư ở Brazil đó là Gilliam sử dụng "Sự trốn tránh trách nhiệm"/"Quản không được th́ cấm" như một cơ chế dẫn truyện chính. Ta có thể thấy nó hiện diện trong rất nhiều cắt cảnh/chủ thể.
- Những đường ống hư hỏng, nguy hiểm phát nổ được chính quyền quy cho một nhóm khủng bố tưởng tượng.
- Sự quan liêu hành chính dẫn đến khối lượng giấy tờ lưu thông qua lại ngày càng ph́nh to một cách khủng khiếp, từ đó dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng nhưng không được thừa nhận: "We don't make mistakes."
- Hay như h́nh tượng gă đồng nghiệp của Sam trong Cục Truy t́m Thông Tin - người không biết dùng máy tính và không chịu thừa nhận!
- Là cái máy "Executive Decision Making" mà ta thấy trên bàn của Harvey Lime cũng như được dùng làm quà tặng/đồ hối lộ xuyên suốt bộ phim: người ta đưa ra những quyết định quan trọng dựa trên một cỗ máy có cơ chế hoạt động ngẫu nhiên! Có hoặc Không!
- Là cảnh bà già đổ tại những người nhập cư làm bẩn thỉu đường phố!
6. Và một điều quan trọng, như tôi đă nói khi đem so sánh Sucker Punch với Brazil, đó là sự tràn ngập ẩn dụ và các biểu tượng.
Không hiểu tại sao tôi luôn có cảm hứng một cách ḱ lạ với những thứ giàu tính ẩn dụ (metaphor) và biểu tượng (symbolism), có lẽ v́ ảnh hưởng của những tác phẩm văn học cổ điển đă đọc trong giai đoạn t́m kiếm và định h́nh thế giới quan của riêng ḿnh - thời điểm chuyển giao từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành.
Nói về ẩn dụ, th́ ngày nay nó đă thoát xa khỏi cái định nghĩa lúc ban đầu rồi: không chỉ là một h́nh thái tu từ/a figure of speech nữa mà trở thành 1 dạng nghệ thuật.
Nhất là mấy phim về dream/imagination rất là giàu ẩn dụ và biểu tượng. Chủ đề này được các nhà làm phim tận dụng từ rất lâu rồi, giờ chẳng qua mới nổi/được khán giả đại chúng biết đến nhờ mấy phim kiểu Inception, Shutter Island... thôi.
Có thể kể ra những cái tên như: Dreams của Akira Kurosawa, Kiss of the Spider Woman của Hector Babenco, Waking Life, Lost Highway của David Lynch, 12 Monkeys của chính Terry Gilliam, Heavy Metal, Fight Club của David Fincher, Southland Tales, House of Dreams, Three Cases of Murder, Illicit Dreams, Jacob's Ladder của Adrian Lyne, Field of Dreams...
Sự kết nối giữa các thế giới của thực tại - ảo tưởng chính là những đặc điểm tiêu biểu nhất của việc áp dụng chủ nghĩa siêu thực - Surrealism vào điện ảnh. Chính v́ vậy, Brazil được đánh giá là một trong những tác phẩm thể hiện một cách xuất sắc tinh thần này. Chủ nghĩ siêu thực vốn chưa bao giờ là một con đường thẳng tắp, một chiều hay một bài nhạc pop dễ nghe, dễ thích, dễ chán cả. Nó là một cái nh́n đa chiều, phức tạp của con người; là nơi trốn tránh, ẩn nấp của các tác gia khỏi sự tàn phá của hiện thực tàn bạo. Chính v́ vậy Brazil tạo ra một trạng thái nửa tỉnh nửa mê, sử dụng h́nh ảnh để làm những câu từ ưu mĩ và tràn ngập những cắt cảnh tối tăm khó hiểu. Tưởng là ảo, là không thật nhưng lại vô cùng thật.
Đó là "những đường ống, dây cáp" dày đặc, phức tạp và xoắn xít vào nhau có ở khắp mọi nơi: từ những đường ống sưởi, dẫn nước thải hay dây cáp dùng để trao đổi thông tin.... Nó đại diện cho những thứ sai trái/quan liêu/không hoàn hảo của một xă hội. Hơn thế nữa, nó góp phần đả kích những kẻ cầm quyền, khi những công cụ được làm ra để nâng cao chất lượng cuộc sống th́ nó lại có tác dụng ngược lại hay hài hước hơn là qua đoạn quảng cáo của Central Services yêu cầu người dân nên nâng cấp thay các đường ống ở nhà ḿnh bằng các mẫu thiết kế mới. Chính quyền thay v́ t́m cách sửa chữa nó th́ lại bịt mắt người dân bằng cách đổ tội cho một thế-lực-không-tồn-tại. Người dân - đa phần là những con người yếu đuối, an phận th́ phải bám lấy xă hội, phải tỏ ra là cái xă hội này thật hoàn hảo. Không có xă hội nào là hoàn hảo cả, đó chính mới là sự hoàn hảo tuyệt đối!
Có một điểm thú vị: Brazil không hề có một "kẻ xấu hữu h́nh" nào mà chỉ xoay quanh những con người b́nh thường làm những công việc chuyên môn của họ! Một ví dụ tiêu biểu là bạn thân của Sam, Jack, người chuyên làm nhiệm vụ tra tấn các "kẻ khủng bố" - anh ta chỉ biết làm việc của ḿnh, tin và nghe theo lệnh từ trên đưa xuống một cách mù quáng mà thôi. "Kẻ xấu duy nhất" có chăng chính là bản thân cái xă hội này!
Là cảnh Tuttle bị cuốn vào giấy tờ và biến mất hẳn. Dù chỉ là trong mơ của Sam nhưng đây là một cảnh cực ḱ giàu h́nh tượng. Sự quan liêu giết chết những con người tự do. Càng nhiều giấy tờ, càng nhiều thủ tục rườm rà bao quanh anh ta, th́ đến một lúc sức nặng của nó sẽ đè bẹp và tiêu diệt chính anh ta.
Là câu nói cửa miệng của Tuttle: "We're all in this together" - nên nhớ cách dễ dàng nhất để dập tắt một cuộc cách mạng đó là xuyên tạc đường lối của nó. Chính bộ máy cầm quyền cũng sử dụng câu trên để tuyên truyền nhưng với một sắc thái hoàn toàn khác: "Happiness, we're all in this together".
Là h́nh ảnh Samurai khổng lồ trong mơ của Sam. Ngoài việc mang ư nghĩa tôn vinh đạo diễn huyền thoại Akira Kurosawa th́ tên Samurai khổng lồ với bộ giáp đầy những mạch điện, đường ống cũng là một ẩn dụ cho bộ máy nhà nước quan liêu, cho những công nghệ kĩ thuật. Có thể nói chưa bao giờ hết con người chúng ta lại phụ thuộc vào những giấy tờ, hồ sơ, công nghệ một cách kinh khủng như hiện tại. Nhiều cái ngô nghê và ngờ nghệch đă được biểu hiện một cách khá mỉa mai giữa đoạn hội thoại của Kurtzmann và Sam. Khi Sam giết tên Samurai và lột mặt nạ ra th́ lại thấy mặt của chính ḿnh - nó muốn ám chỉ chính anh cũng là một thành phần của cái guồng máy tàn bạo, to lớn và cứng nhắc ấy. Ngoài ra SAMURAI c̣n là cách chơi chữ: SAM U R I (Sam you are I)
Là những xác chết đeo mặt nạ trẻ con đuổi theo Sam xuyên suốt các giấc mơ của anh. Có lẽ nó đại diện cho cái chết. Khi mà cảnh Sam bị trói trong pḥng tra tấn, Jack đă đeo một cái mặt nạ y hệt/Sam đă tưởng tượng ra như vậy. Sau khi ngẫm nghĩ kĩ th́ tôi đă có thể khá chắc chắn là nó tượng trưng cho những tầng lớp thượng lưu trong cái xă hội ấy - tầng lớp này tha hóa và xuống cấp không khác ǵ những loại xác thối - Zombie trong tưởng tượng của Sam. Chính chúng tự cam chịu làm nô lệ cho cái hệ thống vốn đă quá mục ruỗng mà không hề hay biết. Trong mơ, chúng canh giữ cô gái của ḷng Sam cũng chính là những kẻ cầm quyền đang muốn bắt Jill của Sam.
Là những ṭa nhà phẳng ĺ, nhẵn nhụi, cao lớn đột nhiên mọc lên trong giấc mơ của Sam. Nó tượng trưng cho sự mất cân bằng giữa thực tại và mơ mộng của Sam đă đến giai đoạn gay cấn nhất. Và một sự sụp đổ sẽ là điều tất yếu.
Là trong tưởng tượng của ḿnh, Sam gặp mẹ ở đám tang của bà Alma và khuôn mặt sau khi phẫu thuật thẩm mỹ của mẹ Sam lại giống y hệt Jill! Đây là một biểu tượng khá quan trọng trong giấc mơ của Sam. Chính chỗ này tôi cũng chưa hiểu ẩn ư của Gilliam là ǵ. Tôi chỉ có thể cho rằng mối quan hệ giữa Sam và mẹ ḿnh có một vai tṛ/ảnh hưởng tương đối quan trọng đến những giấc mơ của anh.
Là những cắt cảnh giàu tầng nghĩa mà thoạt nh́n qua ta tưởng không có ǵ: lũ trẻ đốt xe Sam hay cảnh bọn trẻ chơi tṛ bắt người của cảnh sát. Tôi có cảm tưởng như Brazil không hề có một cảnh nào thừa, mọi thứ đều có chỗ đứng và tác dụng của nó vậy. Cảnh Sam gặp lại người bạn cũ Jack, Sam: "Cho tôi hỏi thăm Alison và hai cháu sinh đôi." - Jack: "Sinh ba." - "Sinh ba? Giời đất, thời gian trôi như bay." Nhưng thời gian đâu thể biến một cặp sinh đôi thành sinh ba! Nó cho thấy sự lẫn lộn và rơi rớt những kí ức thực tại của Sam, nhưng thay v́ đối diện với nguồn gốc của vấn đề th́ Sam đă né tránh nó.
Hay những chi tiết tưởng như rất nhỏ như: gă bồi bàn chỉ chịu chấp nhận gọi món theo số chứ không theo tên; cô gái Shirley như một con vẹt trong h́nh người...
Là h́nh ảnh con chó bị dán băng dính ở hậu môn để không đi bậy ra đường!
Bài hát chủ đề xuyên suốt bộ phim có tên "Aquarela do Brasil" aka. "Brazil" tượng trưng cho "Vùng đất tự do" - giấc mơ thoát khỏi thực tại tàn bạo, chán nản của Sam. Mỗi lần vang lên là nó ám chỉ Sam đang mơ. Thực ra lúc đầu Gilliam đặt tên phim là 1984 and 1/2 nhưng v́ thiếu tài trợ nên bộ phim đến tận 1985 mới được ra mắt, lúc này th́ lại lằng nhằng chuyện bản quyền với một phim 1984 khác nên ông ta đă đổi thành Brazil. Tuy vậy, bài Brazil không chỉ là cảm hứng để Gilliam làm phim mà lời của nó cũng thể hiện nội dung và mang tính biểu tượng rất cao.
Nếu bạn thích một bộ phim "hại năo", có chiều sâu, nhiều tầng nghĩa, một bộ phim có thể phải xem lại nhiều lần th́ Brazil là sự lựa chọn không thể thích hợp hơn.
Một số bài dài hơi khác: