Nhìn lại những bức ảnh xưa chụp đường phố cũ của Cannes, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của những poster phim khắp mọi nơi. Ngày nay thì kể cả đại lộ Croisette cũng bị chìm trong những tấm biển quảng cáo bikini và đồ trang sức, những thứ tiêu biểu của một thành phố nghỉ mát nổi tiếng; vật duy nhất nhắc nhở mọi người rằng một trong những liên hoan phim lớn nhất năm đang diễn ra chỉ là tấm poster chính thức của Cannes với hình ảnh tươi cười của Ingrid Bergman làm đại diện được bày trên các bảng dán thông cáo, trên cửa sổ của các cửa hàng etc.
Ngoài ra, poster phim gần như không thấy đâu. Vài ba cái có thể được dán dọc hành lang của rạp Quinzane hay Debussy, chỉ để được thay thế vào ngày hôm sau. Nhưng nếu bạn có dịp bước chân vào Marché du Film - một mê cung điện ảnh ngầm bên dưới Grand Palais, nơi mọi việc mua bán có liên quan được diễn ra - bạn sẽ thấy rằng các poster phim vẫn thống trị nơi này. Chúng bao phủ các bức tường màu nhạt ngăn cách các gian phòng của những nhân viên bán hàng cũng như của những công ty sản xuất khác nhau, hòng thu hút ánh mắt các nhà đầu tư hay của các nhà phân phối rạp chiếu phim, TV, VOD (video on demand). Những tấm poster này không chỉ cho những phim đang công chiếu tại liên hoan Cannes, mà cho mọi thứ được đem ra bày bán ở đó, bất kể là những phim vô danh với tựa phim khó hiểu và 0% cơ hội được công chiếu ở Cannes, hay phim từ các liên hoan phim trước đó vốn vẫn đang hy vọng được công chiếu ở những nơi khác trên thế giới.
Khi mà mua bán phim là một phần quan trọng đối với liên hoan phim như thế thì thật đáng tiếc khi nhiều poster quảng cáo phim đang được công chiếu lại được làm quá sơ sài, đa số chỉ theo một mô tuýp đơn giản: gương mặt của phim (các diễn viên) đặt bên dưới tựa đề. Bên ngoài đường phố "đầy sao" thì có vẻ như sự sáng tạo lại được dồn hết cho những phương tiện rao bán vé (bất kể bằng miệng hay trên giấy) tới dự các buổi công chiếu khuya, các buổi họp mặt trên thảm đỏ Cannes.
Anna Karina và Jean-Luc Godard trên đại lộ Croisette, bên dưới poster cho phim của họ mang tên Vivre sa vie (1962)
Bên dưới là vài poster phim được tôi chọn riêng ra làm ứng cử viên cho giải "Cành cọ vàng cho poster phim", thứ xứng đáng trở thành một trong những hạng mục chính cho liên hoan phim Cannes. Người chiến thắng của giải này là poster cho phim Cemetery of Splendour của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul (đầu thread) - một hình ảnh bí ẩn, kỳ ảo không chỉ liên quan đến nội dung phim mà còn khơi gợi trí tò mò của khán giả, gợi ra cái không khí uể oải, chậm chạp tràn đầy những hình ảnh táo bạo mà bộ phim mang đến. Giải á quân là thiết kế đầy màu sắc trong poster làm bằng da cừu của phim Arabian Nights đạo diễn bởi Miguel Gomes, nó đã đem đến một nét kỳ bí cần thiết cũng như kết hợp nhịp nhàng với sự sinh động, nét sáng tạo chất chứa trong phim.
Thiết kế ban đầu cho poster phim The Assassin (The Lady from Tang) của Hou Hsaio-Hsien là một trong số ít theo phong cách minh hoạ ở dưới đây. Mặc dù poster chính thức vẫn đang được sản xuất, nhưng poster thay thế này cũng có thể cho chúng ta gợi ý về một bộ phim đầy những hình ảnh núi non hùng vĩ và tính sáng tạo, như nhiều phim võ thuật khác có sự góp mặt của Thư Kỳ, xuất hiện dưới hình ảnh một người chiến sĩ đang trong tư thế chiến đấu.
Một thiết kế theo phong cách minh hoạ khác nữa là poster cho phim Hitchcock/Truffaut - một sản phẩm đạo diễn bởi Kent Jones dành tặng cho hai vị đạo diễn đại tài ấy - vốn mang đầy cảm hứng và không khí trong các tác phẩm của Saul Bass (người làm poster cho nhiều phim của Hitchcock). Trong khi đó phần lớn poster dưới đây chú trọng nhiều về tính siêu thực, về sự sáng tạo trong cách phối ghép các yếu tố màu sắc và con người (chẳng hạn như cảnh quan theo trường phái ấn tượng trong poster phim The Other Side), hoặc những hình ảnh mang đầy tính trừu tượng như trong poster phim The Lobster.
Poster mang tính kích thích nhất theo lẽ dĩ nhiên thuộc về sản phẩm mới của Gaspar Noe mang tên Love, vốn đã được thiết kế ra rất nhiều phiên bản khác nhau, như lẽ thường và thói quen của người đạo diễn gây tranh cãi này. Chúng có vẻ như là một lời châm chọc dành cho các poster phim Nymphomaniac của Lars Von Trier được công chiếu cách đây một năm (mang hình ảnh những nhân vật trong phim đang "lên đỉnh"), nhưng mặt khác hứa hẹn về một phim thật ra có rất ít cảnh sex được phóng đại gần như nó gợi ý. Màu đỏ và vàng đậm chất chứa trong poster rất phù hợp với tông màu sáng và lộng lẫy trong phim; phải nói là phong cách quay phim "rụt rè" (phần lớn cảnh sex đều được quay từ trên xuống) và nhạc phim đa dạng là hai trong số ít những thứ thú vị và bất ngờ mà phim mang lại.
Để so sánh, thiết kế poster cho phim Youth của Paolo Sorrentino cũng có mang dụng ý khiêu gợi, kích thích khán giả, nhưng lại hoàn toàn không phù hợp và quá lỗ mãng, quá trần truột tại một nơi mà nữ quyền được đặt lên hàng đầu.
Tương phản với cái kết cấu vô hình phân biệt cá lớn cá bé của liên hoan phim, những chọn lọc dưới đây đều mang tính công bằng, bao gồm những phim lấy từ Competition, Critics’ Week... cho tới cả các phim ngắn - và điều này càng chứng minh rằng một bộ phim không cần có kinh phí lớn để có một poster đẹp.
Click spoiler để xem thêm:
Người dịch: AllenJohan
Nguồn: bfi.org.uk