Hôm nay đi xem Life Of Pi lần thứ 2 về. Với cả đọc gần hết cuốn tiểu thuyết luôn rồi, nên nén cái triệu chứng bần thần hậu phim hay về để viết cái review này. Có thể tớ sẽ không giải mă được hết các ẩn dụ trong phim, nhưng thôi, hiểu tới đâu chém gió tới đó nhé! Bác nào mà lười xem phim điện ảnh th́ đừng đọc kẻo viêm màn năo Nhật Bản em không cứu được đâu ạ!
Từ hồi đầu năm đến giờ, sau Prometheus, Life of Pi là phim khiến tớ say mê t́m ṭi nhất. Phim dày đặc các ẩn dụ, mà về chủ đề tôn giáo mới chết chứ. Dính chùm mớ kiến thức tôn giáo khó hiểu từ Book of Eli, Da Vinci Code, vfà cả cái clip Judas của Lady Gaga. Xem xong, cảm giác thỏa măn, cả phần nghe nh́n, phần cốt truyện, lẫn tính bá đạo sâu sắc ) Tớ sẽ nhớ lại các chi tiết từ đầu đến cuối phim nhé!
Đầu tiên là cái tên. Pi. Tỉ số của đường tṛn. Đường tṛn. Ṿng đời. Sự viên măn. Sự luân hồi. Nếu xét theo nghĩa tên Pi đầy đủ là Piscine Militor Patel, một cái hồ nước vintage đẹp tuyệt đối ở Pháp. Ờ một đất nước nói tiếng Anh th́ cái hồ nước ấy thành một cái nhà xí dơ bẩn ) (Piscine đọc thành Pissing). Nếu bạn chú ư, cả cuộc đời Pi liên quan đến nước. Hồ bơi. Cái ly từ vị cha xứ, mang Pi đến với Jesus, biển cả, mưa băo, ly nước từ tay tên phỏng vấn viên người Nhật, và thành phố cuối đời của Pi là Motreal, thành phố cảng. Có phải đây là sự ẩn dụ đến nguồn sống? Bể khổ ải?
Cái tên thật của con cọp, Richard Parker, là "Khát". Người thợ săn bắt được nó khi đang uống nước. Nhưng do lẫn lộn giấy tờ, tên ông ta đă bị hoán đổi với nó. Một tṛ vui cho phim nhẹ bớt? Không hẳn. Khi người cha xứ bắt gặp Pi uống trộm nước thánh ở nhà thờ (thằng nhóc đạo Hindu này liều thật). Ông ch́a ly nước. "Are you THIRSTY?" Tên con cọp. Một mối liên hệ. Pi khát. Khát niềm tin. Khát t́nh yêu và sự cứu rỗi? "Tại sao, Thượng đế lại để con của Ngài chịu đau khổ thay cho con người" (đang đề cập đến bức tranh chúa Jesus chịu đóng đinh lên Thập Tự). Vị Cha trả lời "V́ t́nh yêu thương!". Và, ông ta thỏa măn cơn khát của Pi. Một sự đối chiếu giữa đạo Hindu, thần Vishnu tối cao và chúa Jesus chịu đau khổ, gần gũi với chúng đạo. Pi thành tín đồ Cơ Đốc.
Một số tài liệu t́m được trên google cho biết. 1846, một con tàu tên là Francis Spaight bị đắm, và người duy nhất bị kẹt lại trên tàu tên là Richard Parker. 1884, một chiếc tàu khác trên đường đến Úc, đắm. Vị thuyền trưởng sống sót kể rằng, để duy tŕ sự sống, một người đă bị giết và ăn thịt. Người ấy, tên là Richard Parker. Một sự cố t́nh, hay trùng hợp? Trời biết. Từ đầu đến cuối phim, Richard Parker luôn được gọi full name. tại sao? Nó có gợi cho bạn nhớ đến cách đọc trân trọng của một cái tên Thánh?
Mọi người có thấy Pi và cả nhà ăn bốc bằng tay phải không? Đạo Hindu! Tay trái là để làm chuyện dơ bẩn. Cả phim, Pi xài tay phải để ăn. Cả lúc ăn cỏ, rêu. Cả lúc ăn cá sống. Duy, có lúc Pi lấy thức ăn để thuần hóa Richard Parker (h́nh ảnh tượng trung cho cái ác trong chính con người Pi), Pi sử dụng tay trái. Chuyện dơ bẩn.
Ta thấy rơ, Pi chính là Richard parker, và ngược lại. Hai bản ngă, thiện ác của con người. Trong phim, một chi tiết ít ai để ư, là con cá phát sáng, Pi ăn thịt. Nó xuất hiện ba lần. Một lần đoạn con cọp nhảy xuống bắt con cá - nguồn sống. Cái ác bắt lấy miếng mồi. Pi, tượng trưng cho bản ngă lương thiện có ḷng tin vào chúa trời, phải cứu con cọp khi nó không bắt cá được mà c̣n mắc kẹt dưới biển- ḍng khổ ải. Pi, dùng cái lưới bọc chuối (con đười ươi mang đến, sẽ phân tích sau), bắt con cá rất nhẹ nhàng. Vật lộn với nó. Ra tay sát sinh lần đầu, để cho con Cọp ăn. Cái thiện, phải nuôi dưỡng chính cái ác trong con người ḿnh. Lần thứ hai, con cá mắc kẹt trên thuyền trong cảnh đàn cá bay. Pi tranh con cá với con cọp. Quyết giành lấy, và ăn sống! "Của taoooo!!!!!". Con cọp phải ăn cá bé hơn. Không được dung dưỡng cái ác quá mức. Phải kiềm chế nó. Lần thứ ba, trong cái hồ trên đảo "Cô gái", cảnh cái hồ tiết ra axit giết chết bầy cá, có duy, 1 con cá loại này. Nguồn sống, chết v́ t́nh yêu. Chuyện cái đảo, lại nói sau.
Cô gái của Pi. Điệu múa "Hoa sen trong rừng" làm Pi chú ư cô ta. Đây, chính là đóa hoa Hindu? Hay Padme của "Om mani Padme Hum"? Một điểm nhấn, không có trong sách.
Trở lại chiếc tàu cứu hộ. Cả ruột tàu, nơi trú ẩn của con cọp, nơi cất giấu đồ cứu hộ, màu cam. Màu cam tốt lành của đạo Hindu. Trong khi vỏ thuyền, và tấm bạt màu trắng. Đạo Cơ Đốc. Tấm bạt tượng trưng cho giáo điều của Cơ Đốc chăng? Đó là lư do v́ sao Richard parker không trèo lên được. Loạng choạng. Các con thú đều không lên được. Chỉ duy nhất có Pi, là Pi trèo lên, ăn, ngủ trên ấy được?Con cọp đa phần trú ḿnh dưới tấm bạt. Cái ác, bị giáo điều đè nén. Khi nó chui ra, là nó giết chết con linh cẩu ngay. Cái ác bị đánh thức. V́ một cái ác khác. Vẫn nhớ cảnh con cọp trốn băo biển dưới ấy, c̣n Pi th́ la to "Thánh thần hiển linh! Richard Parker, tại sao mày run sợ????" :") Chi tiết cuốn sổ nhật í bị cuốn bay vào mắt băo. Phải chăng, khi diện kiến thương đế, ngộ đạo, th́ quá khứ trần gian phải quên hết? C̣n nữa, bạn có để ư, cái thằng Pi từ bé đến già, sau khi ngộ đạo, luôn luôn mắc ÁO TRẮNG không? (lúc đầu nó mặc áo caro, áo xanh). Lúc quần áo nó rách nát, nó làm tớ nhớ đến tấm vải liệm thi thể chúa Jesus.
Pi có đeo một cái ṿng tay. Ở tay phải. Lúc đầu cô bạn gái mang cho Pi, màu đỏ. Đến khi kẹt trên tàu cứu hộ nhiều ngày, nó ngả sang màu trắng. Sự phai nhạt. Cuối cùng Pi cuộc nó vào 1 cái rễ cây trên đảo "Cô gái" (h́nh cô gái nằm trên biển). Cuối phim, khi ở bệnh viện, tay Pi không có ṿng và thay vào đó là một vết thương với cái băng y tế. Ḥn đảo đă cứu sống Pi. Ḥn đảo này chính là tượng trưng cho t́nh yêu nam nữ. Đang cơn tuyệt vọng, nó cứu Pi và con cọp. Nước uống, thức ăn. Mội trường sống. Mấy con chồn biển tượng trưng cho những tín đồ cuồng tín chăng? Cảnh một đám bu vào cái hồ nước ngọt dính đầy xương cá làm tớ nhớ đến cảnh người hồi giáo ở Jerusalem làm lễ. Hoặc tín đồ ở Vatican. Mấy con chồn viển ngơ ngáo, bị con cọp thịt cũng không chạy. Vây lấy vị "thánh mới tới".
Đêm, ḥn đảo thành một nơi ăn thịt sống! Richard Parker cảm nhận được nên chạy về xuồng. Bầy chồn leo lên cây. Pi phát hiện ra xác cá nước mặn bị dẫn dụ vào cái hồ nước ngọt và axit ḥn đảo tiết ra giết chết hết. Một đóa hoa sen (?) Pi ngắt, mở từng cánh ra và bát gặp cái răng người. Điều này có liên quan đến "Đóa sen trong rừng thẳm" của cô bạn gái đầu phim chứ? Một điềm báo từ thượng đến. Có đoạn lời thoại "ḥn đảo ban ngày là vườn địa đàn, ban đêm lại ăn thịt những sinh linh nó dẫn dụ đến". Phải chăng, sự ẩn dụ với tính yêu? Vừa ngọt ngào, vừa khổ đau. Không có c̣n đảo, Pi đă chết v́ đói khát rồi. Không có t́nh yêu, con người cũng không sống được. Tuyệt vời!
Con đười ươi khi xuất hiện, sách tả như "Đức mẹ Maria giáng thế". Lớp lông vàng hoe. Đến trong ánh mặt trời. Trên một buồng chuối khổng lồ. Tấm lưới bọc buồng chuối này đă giúp Pi bắt được con cá cho con cọp ăn. Và ḱ lạ, là Pi không hề lấy một trái chuối nào. Tớ văn chưa lư giải được.
Cú tát của con đười ươi với con linh cẩu. Sự phản kháng bảo vệ con ḿnh của người mẹ. Con linh cẩu giết chết con đười ươi. Cái ác của Pi bị đánh thức. Pi báo thù. Con cọp cắn chết con linh cẩu. Nó nhảy ra khỏi miếng bạt, giáo điều kiềm nén nó từ lúc trên tàu. Lạ là con linh cẩu không hề sợ Pi, nay lại rúm ró vào xó. Ở phiên bản con người, là tên đầu bếp đă thấy ḿnh vượt quá giới hạn bản ngă của hắn. Hắn vất dao cho Pi đâm hắn.
Con ngựa vằn, người thủy thủ theo đạo Phật, ăn chay, hiền lành, không phản kháng, khốn khổ. Bị giết đau đớn, chịu dày ṿ (trong truyện hấp hối với nội tạng bị cắn dập dụa, máu me đầy sàn tàu, và một cái chân đứt ĺa, một ngày mới chết).
Đoạn, Pi giữa đêm đầy sao, nh́n Richard Parker, cả hai nh́n xuống nước, thấy mắt nhau, thấy bản thân ḿnh ở kẻ cùng thuyền kia, thấy sâu thẳm là vũ trụ Vishnu, sự luân hồi, thấy mẹ, thấy chiếc tàu đắm, rồi lại thấy ḿnh. Một sự đối thoại nội tâm, cái thiện và cái ác.
Tớ thích nhất đoạn Pi, mang nước cứu con cọp đang chết ṃn. Gầy sọc. Pi lúc ấy nh́n như chúa Jesus. Tóc xoăn, vẻ mặt hiền từ, đau khổ đến và gác đầu con hổ lên chân. Bạn có chú ư mắt phải con hổ d1nh một vệt ghèn màu xanh dương, và mắt bên kia th́ màu đỏ không? Hai màu ấy, là hai màu đạo Hindu hay bôi lên tượng thần Vishnu. Pi ngước lên trời, giọt nước mắt chảy ra từ mắt trái. Phải chăng, đây chính là h́nh ảnh "Đức mẹ sầu bi"? H́nh ảnh mẹ Maria ôm thi thể của chúa Jesus sau khi dỡ xuống từ Thánh Giá? H́nh ảnh của sự đau thương, sự cứu rỗi và mở đầu cho một sự tái sinh? Đức mẹ Maria ôm thần Vishnu. Một sự hoán đổi thú vị. Sự giao thoa tín ngưỡn của những người gọi là "Hindu Thiên Chúa".
Pi có ba đạo, nhưng đều có chung một Thượng đế.
... Đoạn cuối. Câu chuyện nhân hóa con vật thành con người làm không ai biết đâu mới là chuyện thật. Anh nhà văn th́ tin vào câu chuyện của con hổ. "Cám ơn anh, và với Chúa, cũng vậy!" Đúng vậy! Chúa trời muốn con người tin vào một sự lạc quan, một câu chuyện cổ tích hơn là sự thật tàn nhẫn. "Từ bây giờ, đây chính là câu chuyện của anh!" Pi nói. Đúng, câu chuyện trên biển này cũng chính là tóm gọn cuộc đời mội con người phải trải qua. Đau khổ. T́nh yêu. Mất mát, Đối diện tà tâm. Giải thoát, Cứu rỗi.
Lúc Pi trôi dạt vào mbở biển Mehico, ngă sấp dang hai tay như h́nh ảnh Thiên Chúa trên thập giá, con cọp đến b́a rừng, không hề ngoái nh́n Pi, nhảy vào sâu hun hút. Pi kêu gào khóc uất ức. Con người và cái ác của chính ḿnh chưa bao giờ là bạn, mặc dù đồng cam công khổ. Nhưng mất đi nó, th́ lại là điều mất mát. Một sự mất cân bằng.
10 giây cuối phim rất đáng giá. Cảnh Pi cười tươi, hiền lành, nụ cười chưa từng xuất hiện từ đầu phim, sau lưng là biển cả.
Canh con cọp hùng dũng nh́n về biển, về Pi, không quay mặt lại, rồi nhảy ra khuôn h́nh, lại là một tấm thân gày c̣m, khổ sở, nhảy biến vào khu rừng vừa hiện ra. Thế, ṿng đời luân hồi. Ta như trở về đầu phim.
Không biết nói ǵ.
Một lần nữa, kính phục Lư An.
Oscar năm nay, phải là của ông!