Results 1 to 3 of 3
  1. #1
    Nhà Tài trợ Ít xai trưnh tả
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    434
    Thanks
    858
    Thanked
    338 / 100

    The First Grader – Không bao giờ quá muộn để mơ ước



    Copy từ FB của Phạm Thu Thủy

    Tất cả các cảnh quay của film chỉ tập trung trên một con đường tại một vùng nông thôn cách không xa Nairobi, Kenya. Năm 2003, chính phủ Kenya tuyên bố chính sách mới về giáo dục: mọi người có thể được đến trường mà không phải đóng tiền. Chính sách mới đă làm thổi bùng sức sống trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả đất nước tràn ngập niềm vui hân hoan

    ….

    Một ngày nọ, có người đàn ông già xuất hiện tại một trường tiểu học vá víu bởi những tấm tôn rỉ và hàng rào được ghép bởi những thanh củi khô người ta vứt đi không c̣n dùng nữa. Ông ch́a một tờ báo rách và chỉ vào ḍng chữ “mọi người đều được đến trường mà không phải trả tiền” và xin được học. Ông lăo 84 tuổi đă làm cho cô hiệu trưởng và thầy quản lí bật cười v́ theo họ “chính sách này chỉ dành cho trẻ con và ông lăo đă già th́ cần học làm ǵ cho khổ”. Họ từ chối và bảo ông lăo về.

    ….

    Ngày nối ngày, cô hiệu trưởng mở cửa sổ và ngạc nhiên khi ông lăo hàng ngày vẫn ở đó, lắng nghe tiếng đọc abcd của trẻ nhỏ và đôi mắt hướng vào nơi cô như một lời kêu cứu khiến trái tim cô cũng phải khóc ̣a. Xúc động nhất là khi ông lăo ra chợ, dành số tiền ít ỏi của ḿnh để mua kéo, kim và chỉ. Bởi người ta bảo chỉ cho trẻ con đi học thôi nên ông….cắt hết quần áo thành quần ngắn cho thật giống trẻ con để ông có thể được đến trường. Không c̣n có thể nói “Không” cô hiệu trưởng chấp nhận cho ông lăo vào học và hiểu ra lí do ông muốn đi học là “Tôi có một lá thư rất quan trọng với cuộc đời của ḿnh và phải tôi phải cần tự ḿnh đọc nó”. Không ai biết lá thư ấy viết ǵ, chỉ biết mỗi tối bên đống lửa nhỏ, ông lại mở ra khát khao sớm mai thôi ḿnh sẽ biết đọc.



    Việc một ông già 84 tuổi đi học đă gây ra những phản ứng rất khác nhau trong xă hội:

    Báo chí cho đó là một hiện tượng ḱ lạ thường xuyên tới truyền h́nh quay film
    Cha mẹ của những đứa trẻ trong làng cho rằng các cô giáo đang lăng phí nguồn lực. Đáng lẽ ra phải dạy dỗ lũ trẻ th́ giờ lại phải chia sẻ chỗ học, lớp học, sự quan tâm của thầy cô giáo cho một người sắp chết. Có nh́n thấy những lớp học sơ xài, các em học sinh phải chuyển nhau, hôm nay được ngồi bàn, mai ngồi đất mới thấy được sự thiếu khiến người ta đôi lúc trở nên thái quá. Để thể hiện thái độ và sự bất măn của ḿnh, cha mẹ của những lũ trẻ dè bỉu cô hiệu trưởng, thậm chí thuê đầu gấu trong làng ném đá vào trường học đe dọa để nhà trường phải cho ông lăo nghỉ học. Cũng bởi có quá nhiều ti vi, báo chí đến gặp ông lăo nên dân xóm đến hành hung và bắt ông “nhả tiền thu được từ vụ đánh bóng tên tuổi của trường”,
    Bộ giáo dục và trưởng pḥng giáo dục trước sức ép của các bậc phụ huynh đă kỉ luật cô hiệu trưởng và buộc ông lăo phải nghỉ học.

    Cô hiệu trưởng không thể làm ǵ khác những đă tới Bộ Giáo Dục để tŕnh bày trường hợp của ông. Tất cả những ǵ cô nhận được là câu trả lời của Cố vấn cấp cao của Bộ Giáo Dục:

    “ Cô giáo, hăy nhớ, nguồn lực của chúng ta có hạn và trẻ em mới là tương lai của đất nước này”……

    Không được đi học ở trường tiểu học, người ta bảo ông đến lớp học dành cho người lớn. Ông khăn khói quả mướp lên Nairobi tới trung tâm đào tạo dạy cho người lớn để rồi choáng ngợp trước ma túy, mại dâm diễn ra ngay trong trung tâm này. Ông trở về gặp cô hiệu trưởng và nói rằng chỗ của ông không phải là ở đó. Những người ở đó không đến trung tâm để học, họ có những mối quan tâm khác c̣n cái ông cần là biết cái chữ. Cô hiệu trưởng lại một lần nữa phạm luật nhận lại ông vào học để rồi “h́nh phạt” đến với cô là bị chồng nghi ngờ ngoại t́nh và bị cấp trên chuyển công tác sang một vùng khác.

    ….

    Ông lăo đă bán con dê duy nhất của ḿnh để đủ tiền xe bus lên Nairobi và đến pḥng thường trực của Bộ Giáo Dục. Tại căn pḥng có sự hiện diện của Bộ Trường và ban điều hành ấy, ông lăo đă cởi chiếc áo, đan chéo chằng chịt cả tấm lưng bởi những thương tích ghê rợn của một thời. Ông là một trong những chiến binh chiến đấu bảo vệ Kenya chống lại thực dân Anh c̣n sống xót. Biết ông là chiến binh, thực dân Anh giết vợ ông dù cô đang mang thai tháng thứ 4 và đứa con gái đầu ḷng thật thảm khốc và thương tâm để ư chí ông bị ṃn. Cả tuổi trẻ chiến đấu cho tổ quốc và mang trong tim những nỗi đau không thể khóc hoặc gọi tên, ông chỉ muốn tương lai của đất nước hôm nay và mai sau đừng quên những mất mát của cả một thế hệ đă nhuộm máu và nước mắt nghẹn ngào.



    “Và hăy để cho cô giáo của tôi trở lại……”

    ….

    Ngày cô giáo được chuyển về trường cũ, ông lăo mang lá thư đến và nói:



    “ Cô giáo ơi, cô phải đọc lá thư này giúp tôi thôi bởi lá thư rất khó và tôi cũng cảm giác không c̣n đủ sức nữa rồi….”



    Cô hiệu trưởng mở tấm thư và không thể đọc nổi. Chỉ có nước mắt và cô nhờ thầy quản lí đọc hộ. Lá thư viết

    ….

    “ Ngày, tháng………

    Kính gửi ông……

    Thay mặt cho đất nước Kenya, tôi, tổng thống Kenya xin cảm tạ ơn bởi những ǵ ông đă đóng góp cho tổ quốc. Sự hi sinh của ông sẽ măi ghi sâu trong lịch sử của dân tộc chúng ta. Và để một phần nào đền đáp những sự hi sinh ấy, chính phủ Kenya xin được bồi thường ông xxxxxx .

    Lá thư này tôi đă gửi cho ông từ năm 1959, nhưng không có ai hồi âm cả. Tôi lại kí tiếp tục gửi lại cho ông vào năm 1960, 1961, rồi 1962, 1963 cho tới nay nhưng vẫn không hề nhận được phản hồi nào của ông cả.

    ...

    1964

    1965

    1966

    ….

    Mắt ông lăo nḥe đi. Đăng lẽ cuộc đời của ông đă khác

    Giá mà ông biết đọc

    Giá mà ai đó cho ông được đi học 50 năm trước đây

    Có lẽ nếu ông không đọc được những ḍng chữ ấy, suốt cả một đời cho tới lúc nhắm mắt ông vẫn không thể hiểu nổi tại sao quá khứ của ông và những người đă mất lại luôn bị lăng quên.

    …..

    Cát bụi thổi đỏ thẫm bầu trời.

    Những đứa trẻ tới trường cầm cây bút ch́ vẽ tương lai của ḿnh phía trước.

    Người đưa bút ch́ cho chúng là ông già ở tuổi 84 mới bắt đầu biết đọc.

    Nhưng lũ trẻ đă học lịch sử của chính ông và từ ông để biết chúng không thể biết viết nếu không có những người hùng sống trong im lặng cả một đời.



    Gió thổi

    Mặn

    Chát

    Sạn.

  2. The Following 10 Users Say Thank You to thaothucsg For This Useful Post:

     davidseanghia (04-18-2012), Dr. House (04-04-2012), hakbit (09-21-2012), HolyNighT (03-30-2012), namelis (08-06-2012), nhungong (03-30-2012), nickytun (04-18-2012), sillycorn (04-18-2012), tears_in_heaven (09-15-2012), tony_b@ckw00d (04-02-2012)

  3. #2
    Tay mơ Vẫn xem hàng Subscene
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    4
    Thanks
    1
    Thanked
    10 / 4
    Đọc câu chuyện làm tôi nhớ đến 1 QC đă được xem từ rất lâu rồi: một người đàn ông đang lái ô tô trên đường cao tốc th́ bỗng dừng lại. Hóa ra anh ta đang nh́n biển báo chỉ đường, nhưng than ôi, những ǵ anh ta thấy chỉ là những tấm biển xanh lè không có lấy 1 ḍng chữ nào. Lư do vô cùng đơn giản, bởi v́ anh ta mù chữ!

    Một ước mơ nhỏ nhoi của một ông lăo ở tuổi gần đất xa trời, có vẻ như vô cùng đơn giản và chẳng đáng bận tâm trong một xă hội phổ cập giáo dục "đủ các cấp" như xă hội ta hiện nay. Chỉ có mỗi ông lăo thôi mà c̣n kéo được sưk "ghen ghét đố kị" cũng như "dè bỉu khinh thường" của mọi người từ lớn đến nhỏ, đến mức bị ném đá, đến mức bị đầu gấu đe dọa... Người vô học đă đành nhưng cả những người có học cũng "già sắp xuống lỗ rồi c̣n học chi nữa" th́ quả thật không biết phải nói ǵ.

    Ước mơ của ông lăo chỉ là có thể tự ḿnh đọc được là thư ghi công mà suốt bao năm gian khổ mất mát để bảo vệ nền độc lập của cái đất nước hiện giờ "coi thường phỉ báng" ông. Cảm phục nhất chính là tinh thần không chịu lùi bước của người chiến sĩ băn nào, vẫn tiếp tục cố gắng và "đứng lên chiến đấu" v́ ước mơ của ḿnh.

    Không bao giờ qua muộn để mơ ước, chỉ có điều c̣n sống để mà thực hiện mơ ước đó hay không.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to tony_b@ckw00d For This Useful Post:

     Dr. House (04-04-2012), namelis (07-03-2012)

  5. #3
    Dịch giả PDV Nhà dịch thuật
    Join Date
    Apr 2012
    Posts
    1,003
    Thanks
    1,785
    Thanked
    1,462 / 448
    Last edited by sillycorn; 05-07-2012 at 06:14 PM.

  6. The Following User Says Thank You to sillycorn For This Useful Post:

     thaothucsg (08-06-2012)

 

 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

User Tag List

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •