PDA

View Full Version : Akira Kurosawa và điện ảnh Nhật Bản 100 năm qua



Dr. House
03-25-2012, 09:59 PM
Nguồn: http://anhtunguyenphotography.wordpress.com/2013/07/14/akira-kurosawa/

http://www.mymoviestuff.com/template/banner_chirashi.jpg

Nói đến điện ảnh cùng lịch sử không phải quá lâu đời của nó hẳn người ta sẽ nhớ đến châu Âu - cái nôi của điện ảnh và Hollywood đầu tiên.

Nhưng có 1 cái tên đến từ châu Á mà khi nhắc đến ta cũng phải khâm phục về số lượng và chất lượng của các tác phẩm - không hề kém cạnh các quốc gia khác và là bậc đàn anh ở châu Á: Nhật Bản.

Năm 2008, dựa vào đánh giá từ 1825 nhà phê b́nh và đạo diễn phim nổi tiếng trên khắp thế giới, danh sách 1000 phim xuất sắc nhất của nhân loại của trang theyshootpictures.com đă cho thấy được vị thế của nền điện ảnh Nhật Bản ở châu Á.

Châu Á - vốn là vùng trũng về điện ảnh cũng đă có tận 79 cái tên, trong đó đến 41 phim của Nhật. Ngoài ra c̣n có Ấn Độ 9 phim; Đài Loan và Iran mỗi nước 7 phim; 1 phim hợp tác giữa Trung Quốc – Đài Loan – Mỹ; 1 phim hợp tác giữa Trung Quốc - Hong Kong; Trung Quốc và Hong Kong mỗi nước có 6 phim riêng và Hàn Quốc 1 phim.

Cũng trong danh sách top 100 đạo diễn xuất sắc nhất có 7 gương mặt tiêu biểu đại diện cho châu Á - và 3 cái tên Nhật đó là:

+ "Hoàng đế" Akira Kurosawa với 11 phim:

09. The Seven Samurai (1954)
19. Rashomon (1950)
81. Ikiru (1952)
121. Ran (1985)
227. Throne of Blood (1957)
310. High and Low (1963)
363. Yojimbo (1961)
451. Dersu Uzala (1975)
547. Kagemusha (1980)
650. The Hidden Fortress (1958)
703. Red Beard (1965)

+ Thiền sư Ozu Yasujiro

10. Tokyo Story (1953)
190. Late Spring (1949)
396. An Autumn Afternoon (1962)
429. I Was Born, But … (1932)
754. Early Summer (1951)
808. Early Autumn (1961)
916. Late Autumn (1960)

+ Và cái tên tài năng không kém Kenji Mizoguchi

54. Ugetsu monogatari (1953)
88. Sansho the Bailiff (1954)
228. The Story of the Late Chrysanthemums (1939)
258. The Life of Oharu (1952
617.Princess Yang Kwei Fei (1955)
655. The 47 Ronin (1941)
850. Utamaro and His Five Women (1946)
905. Shin heike monogatari (1955)
969. Chikamatsu monogatari (1954)
999. My Love Has Been Burning (1949)


Nói thêm về điện ảnh Nhật Bản, từ trước đến giờ ko phải phổ biến ở châu Á nói chung cũng như ở VN nói chung.
V́ cao ngạo? Không thèm PR? Tiền bản quyền đắt?...
Cho dù v́ lí do ǵ đi nữa ta cũng có thể nhận thấy điều đó 1 cách dễ dàng trên sóng các đài truyền h́nh khi hàng loạt những phim Hàn, Tàu,...rẻ tiền và dễ dăi tấn công từ nhà này sang nhà khác.

Gần đây văn hóa Nhật nói chung và điện ảnh nói riêng cũng đă phần nào có 1 vị trí nhất định ở VN, chủ yếu là thông qua các phim điện ảnh và dài tập dành cho tuổi trẻ (có thể vào club phim Nhật để tham khảo thêm) hay đặc biệt như anime/manga.
Nhưng chắc chắn nó chỉ như phần nổi của tảng băng ch́m. Chỉ t́m hiểu và thỏa măn đến đấy mà không tiếp tục đào sâu th́ thật quá phí phạm.



http://i.imgur.com/elKx7ko.jpg


Chúng ta cùng đến với "vị hoàng đế", đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch xuất chúng của điện ảnh Nhật Bản Akira Kurosawa - cũng là người tớ khâm phục nhất trong 3 người. Ông sinh ngày 23 tháng 3 năm 1910 tại Ota, Tokyo trong 1 gia đ́nh khá giả và mất năm 1988. Gia đ́nh ông vốn có ḍng dơi Samurai, điều đó phần nào có ảnh hưởng đến phong cách và chủ đề của Kurosawa trong đó phải kể tới những tác phẩm kinh điển về Samurai - khi mà nhắc đến ông là người ta nghĩ ngay đến The Seven Samurai (1954) - 1 tuyệt tác xuất sắc nhất của ông và cũng được thừa nhận là có ảnh hưởng cực lớn ở Nhật cũng như trên thế giới. Đối với những người quan tâm đến chủ đề này hẳn không thể không quan tâm tới những tác gia lớn như Kurosawa hay Yoji Yamada (với bộ 3 kinh điển Twilight Samurai (2004), Hidden Blade (2005) và Love and Honor (2006)).

Năm 1941, Kurosawa bắt đầu sự nghiệp bằng vị trí biên kịch và rồi trợ lí đạo diễn. Hai năm sau ông bắt tay vào làm những bộ phim đầu tiên nhưng hầu như không gây được tiếng vang hay triển vọng nào. Những nhà phê b́nh thuở đó hẳn sẽ không tưởng tượng ra được sau này sự nghiệp của ông sẽ c̣n vĩ đại thế nào.

Chính Kurosawa cũng thừa nhận ḿnh chịu nhiều ảnh hưởng của Shakespeare và văn học Liên Xô cũ như Ran dựa theo King Lear, Throne of Blood theo MacBeth, The Bad sleep Well dựa trên Hamlet hay các tác gia Dostoevsky, Leo Tolstoy. Dù cho chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng những tác phẩm của Kurosawa vẫn in đậm chất Nhật Bản.

Quay lại với sự nghiệp của Kurosawa th́ Rashomon là tác phẩm đ́nh đám đầu tiên của ông. Nhưng khi nó ra đời th́ không hề nhận được sự ủng hộ của các nhà phê b́nh cũng như khán giả. Rashomon thất bại thảm hại về mặt doanh thu và tên tuổi của Kurosawa giảm sút tệ hại. Bộ phim lúc đó đă bị vứt vào kho cho bụi mốc meo.
Nhưng có 1 phái đoàn ǵ đấy (quên tên) về phim ảnh của Ư đến Nhật Bản và yêu cầu được xem 2 bộ phim hay nhất và dở nhất năm đó. Phim dở nhất người ta đă mang ra Rashomon. Thật bất ngờ là họ lại có ấn tượng mạnh về bộ phim này và mang nó đến liên hoan phim Venice năm 1951. Ở đó Rashomon đă gây được tiếng vang lớn và làm thay đổi hoàn toàn cách nh́n nhận về điện ảnh châu Á của giới phương Tây. Cũng cùng năm đó, Rashomon được giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.
(Giải Oscar đầu tiên cho phim Nhật). Thật mỉa mai khi trước đó nó c̣n bị người Nhật quay lưng và vứt xó nay lại mang đến cách nh́n khác của thế giới - tôn trọng hơn - với nền điện ảnh và các đạo diễn của Nhật lúc đó.

Không chỉ là 1 đạo diễn tài năng, Kurosawa c̣n tự tay chỉnh sửa cho các bộ phim của ḿnh và hơn thế, ông là người phát minh ra nhiều kĩ thuật quay phim mới lạ và độc đáo vào lúc đó và hẳn hiện nay chúng ta ko xa lạ ǵ. Có thể lấy Rashomon làm ví dụ.

Đầu tiên là 1 kĩ thuật mà nay đă tuyệt chủng đó là dùng máy quay từ xa kết hợp với ống kính tele để làm khung h́nh trở nên phẳng hơn, ngoài ra theo ông nó cũng làm cho diễn viên nhập tâm diễn hơn khi ko bị ảnh hưởng bởi người khác.
Một kĩ thuật khác cũng ko xa lạ ǵ bây giờ đó là Multi-cam: Kurosawa dùng 3 máy quay ở 3 cự li xa, trung b́nh và gần - dùng các góc quay rộng và di chuyển nhanh để tạo ra sự quyết liệt và gay cấn của các cảnh hành động.

Hẳn ở đây ai cũng đă xem Cloverfield - 1 bộ phim được quay từ góc nh́n người thứ nhất, máy quay chính là đôi mắt nhân vật và các khung h́nh rung lên theo từng hơi thở, từng nhịp bước.Ư tưởng đó thực ra đă được Kurosawa sử dụng lần đầu tiên trong Rashomon.

1 thủ pháo độc đáo nữa của ông đó là cách kể hồi tưởng qua lời kể của các nhân vật, thậm chí là hồi tưởng chồng bên trong một hồi tưởng khác. Các nhân vật kể cùng một câu chuyện nhưng lại kể khác nhau, theo quan điểm và mục đích của ḿnh, do đó làm cho khán giả lẫn lộn không biết chuyện nào là thật. 1 ví dụ tiêu biểu nhất của sự ảnh hưởng này đó là bộ phim Vantage Point (2008) khi chúng ta lần lượt đi qua cùng 1 sự kiện bởi 8 hồi ức, 8 thế giới quan của 8 con người khác nhau.

Một đặc điểm khác trong phim của Kurosawa là việc sử dụng các yếu tố thời tiết để nhấn mạnh tâm trạng nhân vật, ví dụ như mưa nặng hạt trong cảnh đầu phim Rashomon và trận chiến cuối cùng trong Seven Samurai, cái nóng dữ dội trong Stray Dog, gió lạnh trong Yojimbo, tuyết trong Ikiru và sương mù trong Throne of Blood.



http://i.imgur.com/6ou1Sf1.jpg


V́ sao ông lại có biệt danh là "Hoàng đế" - v́ sự cầu toàn đáng ngạc nhiên của Kurosawa. Ông ko ngại bỏ thời gian, tiền bạc, công sức để đạt được hiệu quả cao nhất về h́nh ảnh như mong muốn.

Trong Rashomon, Akira thậm chí c̣n dùng mực Tàu nhuộm nước mưa để tạo hiệu quả mưa nặng hạt, cảnh phim này cũng tiêu tốn tất cả lượng nước dự trữ xung quanh. C̣n trong phim Throne of Blood, ở cảnh kết phim khi nhân vật do Mifune đóng bị trúng tên, Kurosawa đă dùng những mũi tên thật được những xạ thủ chuyên nghiệp bắn ở tầm gần và chỉ cách người của Mifune có vài phân. C̣n trong phim Ran, cả một toà lâu đài đă được xây dựng ở sườn núi Phú Sĩ chỉ để sau đó bị đốt cháy trong cảnh cao trào của phim.

Tính cầu toàn của Kurosawa c̣n được thể hiện qua cách ông xử lư phục trang cho nhân vật: ông cảm thấy rằng một bộ phục trang mới sẽ làm nhân vật của ḿnh trông không thật, v́ vậy Akira thường giao trang phục cho diễn viên vài tuần trước khi quay và yêu cầu những người này mặc hàng ngày để làm những bộ trang phục này trông vừa vặn hơn với họ.

Thành công của Rashomon là tiền đề để Kurosawa tiếp tục cho ra đời các tác phẩm xuất sắc tiếp theo như The Idiot, Ikiru, The Hidden Fortress,... và nhất là The Seven Samurai.
Có thể nói thập niên 50 là thời ḱ đỉnh cao của điện ảnh Nhật Bản với những tác phẩm kinh điển như Seven Samurai và Rashomon của Kurosawa, Tokyo Story của Ozu Yasujiro,... Tí nữa quên, Rashomon là bộ phim đă mang lại cho Nhật giải Oscar đầu tiên cho phim nước ngoài hay nhất (1951).

Seven Samurai vốn đă nhận được quá nhiều mĩ từ như kiệt tác/kinh điển...cũng như được coi là nền móng và tiền đề cho thể loại phim hành động hiện đại.
1 kĩ thuật mà Kurosawa sử dụng trong phim này và đă được Matrix cải biến và thay đổi chút ít để sau này trở thành 1 trong những kĩ thuật chủ đạo đó chính là Slow Motion - ở những cảnh quay chậm khi các đối thủ bị giết.

Đây cũng là bộ phim có doanh thu cao nhất ở Nhật trong ṿng 100 năm qua (500.000 $ vào thời điểm đó) - 1 sự kết hợp hoàn hảo giữa thương mại và nghệ thuật mà ta hiếm có thể thấy.
Seven Samurai cũng có rất nhiều ảnh hưởng trong các tác phẩm điện ảnh đương đại của thế giới.


Câu chuyện xảy ra ở nước Nhật vào đầu thế kỷ 1586, giai đoạn mà nạn đói hành hoành, giặc giă nổi lên khắp nơi bởi thiên tai và sự bóc lột của tầng lớp phong kiến thống trị. Bị đe dọa liên miên bởi một băng cướp gồm 40 tên, một ngôi làng tổ chức cuộc họp toàn thể để quyết định xem nên chống lại hay phục tùng. Khi ấy lúa đang chín và mọi nông dân đều hiểu rằng bọn cướp sẽ tấn công khi họ hoàn tất việc thu hoạch mùa màng. Khi trưởng làng tuyên bố sẽ đánh trả bọn cướp, một vấn đề lại nảy sinh: T́m đâu ra vơ sĩ đạo để giúp đỡ dân làng?

Đó quả là bài toán hóc búa bởi v́ ở thời ấy, vơ sĩ đạo phục vụ tầng lớp thượng lưu. Chỉ những vơ sĩ đạo không có chủ mới chịu giúp đỡ tầng lớp lao động, nhưng lại đ̣i tiền công rất cao và hay dùng tài năng để quyến rũ các thôn nữ. Trưởng làng chỉ đạo đám chức sắc thuê những "vơ sĩ đói ăn" ở thành phố. Mặc dù vậy, chiến dịch t́m kiếm của họ vẫn thất bại. Tất cả những người được mời đều đ̣i có một khoản tiền công ngoài 3 bữa cơm mỗi ngày - một điều kiện vượt quá khả năng của làng.

May mắn thay, trong lúc tuyệt vọng th́ họ gặp Kambei Shimada (Takashi Shimura), một chiến binh già nhưng cực kỳ khôn ngoan. Đồng ư giúp đỡ dân làng, Kambei đi khắp thành phố để thuyết phục 5 vơ sĩ đạo tự do khác cùng chiến đấu với ông. Sau đó họ kết nạp thêm Kikuchiyu, một vơ sĩ đạo giả danh thích t́m kiếm cảm giác mạnh.

Họ sẽ cùng dân làng chống lại lũ giặc đó như thế nào?


Sau Seven Samurai, Kurosawa tiếp tục làm 2 bộ phim lớn và rồi kế đó là 1 thất bại với Dodesukaden - bộ phim màu đầu tiên của ông. Thập niên 70-80 sau chiến tranh là 1 nước Nhật phát triển về kinh tế và xă hội như vũ băo. Trong giai đoạn này những thể loại phim như Yakuza, Pinku eiga (phim khiêu dâm loại nhẹ), Kaiju (đề tài về quái vật mà tiêu biểu là series về Godzilla) phát triển mạnh mẽ...Chính v́ thế Dodesukaden - một tác phẩm về những người nghèo khổ sống ở băi rác hoàn toàn không phù hợp chút nào với h́nh ảnh một nước Nhật cường quốc mà người ta đang ra sức thổi phồng, thậm chí dưới mắt một số người, bức tranh ảm đạm mà tác giả đă vẽ nên là một phản ánh tiêu cực và "phản động". Quá sốc trước điều này ông đă tự tử nhưng không thành.
Nhưng chính từ đó ông bước sang 1 hướng đi mới...



Những bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng như Dersu Uzala, Kagemusha (Bóng người chiến sĩ) và Ran (Thời hỗn mang) đều có sự giúp sức của bạn bè và các hăng phim nước ngoài, như Mosfilm tạo điều kiện thuận lợi để Kurosawa thực hiện Dersa Uzala, Kagemusha được sự giúp sức của hăng 20th Century và các đạo diễn lừng danh như Francis Coppola, George Lucas, Steven Spielberg...

Kiệt tác Kaghemusha được thực hiện trong sự gian truân. Kịch bản được Kurosawa đưa đến hăng Toho, nhưng cứ bị trả đi rồi lấy về trong suốt 4 năm trời, bởi nếu thực hiện theo đúng ư đồ của Kurosawa th́ chi phí của phim sẽ là một kỷ lục. Trong lúc chờ đợi câu trả lời của các hăng phim trong nước, Kurosawa bắt đầu thực hiện bộ phim của ḿnh bẳng những h́nh vẽ. Và khi Toho trả lời rằng không thể thực hiện v́ chi phí quá lớn th́ ông đă vẽ được 250 cảnh (khoảng nửa bộ phim). Qua các h́nh vẽ, các chuyên viên trong đoàn phim sẽ hiểu rơ hơn công việc, như Kurosawa nói: "Để giải thích với các trợ lư, diễn viên, một h́nh vẽ tốt c̣n rơ ràng hơn một bài diễn văn dài". Nguyên tắc này cũng được Kurosawa tích cực áp dụng cho bộ phim Ran. Khi công chiếu lần đầu, Kagemusha không hề thành công, thậm chí có người bỏ ra khỏi pḥng chiếu, chỉ đến khi nó đoạt giải Cành cọ Vàng, người ta mới ùn ùn kéo đến, và Kagemusha trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản.


Trong thập niên 1990 Kurosawa làm thêm 3 bộ phim nữa là Dreams, Rhapsody in August và Madadayo.
Ông cũng được giải Oscar thành tựu trọn đời.
Năm 1988, Kurosawa qua đời sau một cơn đột quỵ ở Tokyo vào tuổi 88.
Cả Nhật Bản và thế giới sẽ c̣n nhớ măi tài năng của Kurosawa - 1 trong những đạo diễn bậc thầy...
RIP


[I]2009.12.27



Một số bài dài hơi khác:
Cloud Atlas - Thiên sử thi về loài người (http://anhtunguyen.com/Home/DetailsBlog/cloud-atlas--the-humanitys-epic-tale-A13)
Mulholland Drive: Sixteen Reasons Why I Love You (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?68-Mulholland-Drive-Sixteen-Reasons-Why-I-Love-You.html)
LOST HIGHWAY (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?2693-LOST-HIGHWAY.html)
Brazil (1985): An awe-fvcking-some cult-classic Masterpiece (http://phudeviet.org/showthread.php?t=70&p=118#post118)
The Matrix's Concept (http://phudeviet.org/showthread.php?t=64)
Từ Sucker Punch nói chuyện Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators (http://phudeviet.org/showthread.php?t=67)
The Town (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?62-The-Town.html)
Rashomon (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?65-Rashomon.html)

tranphihung83
01-21-2013, 09:24 PM
Đọc về cuộc đời của ông ḿnh nhận thấy rơ ràng thị hiếu và độ cảm nhận nghệ thuật thứ 7 của dân chúng Nhật thời đó chưa đủ để cảm nhận các tác phẩm của Akira Kurosawa. Hay c̣n nói theo cách khác là tài năng của ông chỉ phù hợp với người phương Tây, c̣n đối với văn hóa phương Đông với chủ trương hạn chế cái mới, khác biệt, thích tung hô v.v...ông đă thất bại.

Thật sự ḿnh ko coi trọng chuyện bộ phim sau khi đoạt giải rồi mới cháy vé, ḿnh thấy những khán giả đó chỉ bỏ tiền để mua cái danh, ăn theo.