PDA

View Full Version : Rashomon



Dr. House
03-25-2012, 09:57 PM
Để có cái nh́n tổng quan hơn về đạo diễn Akira Kurosawa mời bạn đọc thêm ở ĐÂY (http://phudeviet.org/showthread.php?t=66&p=110#post110)

http://ec2.images-amazon.com/images/I/51M3I4mcdnL._SS500_.jpg



Ngày khởi chiếu:
*Nhật: 25/8/1950
*Mỹ: 26/12/1951
Nước sản xuất: Nhật
Đạo diễn: Akira Kurosawa
Kịch bản:
Ryunosuke Akutagawa (stories Rashomon and In a Grove)
Akira Kurosawa
Shinobu Hashimoto
Đánh giá: 8,5/10
Phân loại: PG-13
Thể loại: Crime / Drama / Mystery / Thriller
Sản xuất và phát hành:
* Daiei Motion Picture Co. Ltd.
* Daiei Studios
* The Criterion Collection
* RKO Radio Pictures
Dài: 88 phút
IMDb: http://www.imdb.com/title/tt0042876/

Nói đến Kurosawa là người ta nhớ đến Seven Samurai - bộ phim đỉnh cao của ông và cũng là tác phẩm vĩ đại nhất của điện ảnh Nhật Bản.
Nhưng nhắc đến Kurosawa ta cũng không thể không nhắc đến Rashomon.

Không hiểu sao mỗi lần xem lại Rashomon ấn tượng của tôi về Kurosawa lại càng mạnh mẽ - như trong tác phẩm Suối Nguồn, Ayn Rand đă viết những ṭa nhà cao chọc trời không làm cho người kiến trúc sư trở nên nhỏ bé mà khiến họ càng trở nên vĩ đại...

Nói về nguồn gốc xuất xứ của Rashomon th́ có 1 chuyện mỉa mai thế này. Trước khi làm Rashomon, Kurosawa cũng đă làm 1 vài bộ phim có chút dấu ấn. Nhưng trái ngược với ḱ vọng của ông, Rashomon bị giới phê b́nh "đập" cho tơi tả và mặt doanh thu cũng thất bại thảm hại.
Bộ phim lúc đó đă bị vứt vào kho cho bụi mốc meo.
Nhưng có 1 phái đoàn ǵ đấy (quên tên) về phim ảnh của Ư đến Nhật Bản và yêu cầu được xem 2 bộ phim hay nhất và dở nhất năm đó. Phim dở nhất người ta đă mang ra Rashomon.

Thật bất ngờ là họ lại có ấn tượng mạnh về bộ phim này và mang nó đến liên hoan phim Venice năm 1951. Ở đó Rashomon đă gây được tiếng vang lớn và làm thay đổi hoàn toàn cách nh́n nhận về điện ảnh châu Á của giới phương Tây.
Cũng cùng năm đó, Rashomon được giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.
(Giải Oscar đầu tiên cho phim Nhật)

Trở về Nhật, Rashomon được tung hô, Kurosawa được tung hô như 1 người hùng. Chính những kẻ lúc trước chê bai thậm tệ bao nhiêu nay dường như đă quay ngoắt 180 độ.

Nhưng dù sao phim của Kurosawa vẫn không được người Nhật coi trọng như giới phê b́nh nước ngoài.

Hồi trước khi đọc những ḍng này, tôi chợt nhận ra thói đời là vậy, 50 năm trước hay bây giờ hay 50 năm sau vẫn vậy. Thực sự số người có lập trường chính kiến không nhiều, số c̣n lại chỉ là những kẻ a dua, hùa theo.

Nhiều lúc tôi hay tự hỏi nếu ko có phái đoàn Ư ấy đến Nhật, nếu Rashomon không được đưa ra,... biết bao "nếu-th́"... th́ liệu Kurosawa có đạt đến đỉnh cao như bây giờ? Hay vẫn chỉ là 1 đạo diễn làng nhàng vô danh?
Biết bao tài năng đă bị thời thế và thói đời vùi dập như vậy?

Tôi tự hỏi khi chứng kiến đứa con tinh thần của ḿnh không được "số đông" thấu hiểu, bị chà đạp th́ họ đau đớn đến mức nào?

Lại nghĩ đến Roark và Dominique trong Suối Nguồn, Dominique đă dùng mọi cách để ngăn cản các hợp đồng kiến trúc đến với Roark chỉ v́ cô nói: những tác phẩm của Roark ko đáng để cho lũ người kia sống trong đó, chà đạp lên nó mà không hiểu được những ǵ anh gửi gắm đến?

Lí tưởng có thể thật sự mạnh đến thế?

Năy giờ lan man quá - thôi quay lại với Rashomon.


http://www.quocgiahanhchanh.com/rashomon.jpg

Là bộ phim điện ảnh trắng đen, không sử dụng bất cứ kỹ xảo nào, kinh phí làm phim rất thấp, xuyên suốt bộ phim chỉ có tám nhân vật được bao phủ trong một bầu không khí ảm đạm, thê lương của xă hội Nhật Bản vào thế kỷ 11: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh...
Vậy những lí do nào khiến nó trở nên kinh điển như vậy?

Trước hết, Rashomon được chính tay Kurosawa chỉnh sửa và ông đă phát minh ra nhiều kĩ thuật mới mà ngày nay ta ko c̣n xa lạ ǵ.

Hẳn ở đây ai cũng đă xem Cloverfield - 1 bộ phim được quay từ góc nh́n người thứ nhất, máy quay chính là đôi mắt nhân vật và các khung h́nh rung lên theo từng hơi thở, từng nhịp bước. Ư tưởng đó thực ra đă được Kurosawa sử dụng lần đầu tiên trong Rashomon.

Một thủ pháo độc đáo nữa của ông đó là cách kể hồi tưởng qua lời kể của các nhân vật, thậm chí là hồi tưởng chồng bên trong một hồi tưởng khác. Các nhân vật kể cùng một câu chuyện nhưng lại kể khác nhau, theo quan điểm và mục đích của ḿnh, do đó làm cho khán giả lẫn lộn không biết chuyện nào là thật. Thủ pháp này 1 gia tài cực giá trị và được đưa vào sách giáo khoa đạo điễn, đă có quá nhiều phim kinh điển sau này áp dụng chúng mà gần đây nhất đó là bộ phim Vantage Point (2008) khi chúng ta lần lượt đi qua cùng 1 sự kiện bởi 8 hồi ức, 8 thế giới quan của 8 con người khác nhau.


Một đặc điểm nữa trong phim của Kurosawa là việc sử dụng các yếu tố thời tiết để nhấn mạnh tâm trạng nhân vật, ví dụ như mưa nặng hạt trong cảnh đầu phim Rashomon.

Trong Rashomon, Kurosawa thậm chí c̣n dùng mực Tàu nhuộm nước mưa để tạo hiệu quả mưa nặng hạt, cảnh phim này cũng tiêu tốn tất cả lượng nước dự trữ xung quanh. C̣n trong phim Throne of Blood, ở cảnh kết phim khi nhân vật do Mifune đóng bị trúng tên, Kurosawa đă dùng những mũi tên thật được những xạ thủ chuyên nghiệp bắn ở tầm gần và chỉ cách người của Mifune có vài phân. C̣n trong phim Ran, cả một toà lâu đài đă được xây dựng ở sườn núi Phú Sĩ chỉ để sau đó bị đốt cháy trong cảnh cao trào của phim.

Tính cầu toàn của Kurosawa c̣n được thể hiện qua cách ông xử lư phục trang cho nhân vật: ông cảm thấy rằng một bộ phục trang mới sẽ làm nhân vật của ḿnh trông không thật, v́ vậy Akira thường giao trang phục cho diễn viên vài tuần trước khi quay và yêu cầu những người này mặc hàng ngày để làm những bộ trang phục này trông vừa vặn hơn với họ.



Ở cảnh kể chuyện của các nhân vật trước toà, các nhân chứng nh́n thẳng vào máy quay, không có thoại của phía quan toà, như thể các nhân chứng nói chuyện trực tiếp với khán giả, cách quay này rất đặc biệt, ít thấy ngay cả cho đến sau này. Cách quay này khiến cho khán giả có cảm giác như đang trực tiếp tham gia vào câu chuyện.

Quả thật phong cách làm phim của Kurosawa cực phá cách khi so vào thời điểm đó.
Sự cầu toàn của ông đă tạo nên biệt danh "Hoàng đế".

Ông c̣n dùng 1 kĩ thuật mà nay đă tuyệt chủng đó là dùng máy quay từ xa kết hợp với ống kính tele để làm khung h́nh trở nên phẳng hơn, ngoài ra theo ông nó cũng làm cho diễn viên nhập tâm diễn hơn khi ko bị ảnh hưởng bởi người khác.

1 kĩ thuật khác cũng ko xa lạ ǵ bây giờ đó là Multi-cam: Kurosawa dùng 3 máy quay ở 3 cự li xa, trung b́nh và gần - dùng các góc quay rộng và di chuyển nhanh để tạo ra sự quyết liệt và gay cấn của các cảnh hành động.

Về kĩ thuật và giá trị nghệ thuật là thế, c̣n về nội dung th́ sao?


Câu chuyện mở màn là cảnh một vị ḥa thượng, một ông tiều phu và một người ăn xin đang trú mưa trước cổng ngôi miếu Rashomon (Lă Sinh Môn). Trong lúc ngồi chờ mưa tạnh, ba người họ đă bàn luận về vụ án mạng đang gây xôn xao dư luận trong vùng. Vụ án này cũng chính là nội dung của bộ phim...

Những người dính líu đến vụ án này là: vợ chồng anh vơ sĩ, tên cướp Tajomaru và ông tiều phu. Tên cướp Tajomaru từ lâu đă say mê sắc đẹp của vợ anh vơ sĩ, một hôm hắn lừa anh vơ sĩ cùng đi lên rừng t́m kho báu, rồi bắt trói anh vào một cành cây. Sau khi quay về cưỡng hiếp vợ anh vơ sĩ, Tajomaru dẫn cô ta đến nơi anh vơ sĩ bị trói, rồi không hiểu v́ lư do ǵ mà anh vơ sĩ bị chết... Trong vụ án t́nh này, có một ông tiều phu t́nh cờ lên núi đốn củi đă chứng kiến toàn bộ sự việc, nên ông được mời đến công đường làm nhân chứng, xem ai đă giết anh vơ sĩ. Nhưng, điều kỳ lạ là lời khai của những nhân vật này đều không khớp nhau, kể cả hồn anh vơ sĩ nhập vào xác của bà đồng...

Lời khai của tên cướp Tajomaru:

Khi đă thỏa măn dục vọng, nghe theo lời vợ của anh vơ sĩ rằng cô chỉ có thể chọn một trong hai người đàn ông, Tajomaru đă thách đấu kiếm với anh vơ sĩ để xem ai thắng cuộc sẽ chiếm được người đẹp. Thế là Tajomaru cởi trói cho anh vơ sĩ và đấu kiếm với anh 23 hiệp. Cuối cùng, Tajomaru là người chiến thắng, c̣n anh vơ sĩ th́ mất mạng...


Lời khai của người chồng nhập vào xác bà đồng:

Sau khi làm nhục vợ anh vơ sĩ, tên cướp muốn bỏ đi, nhưng vợ anh đă t́nh nguyện đi theo tên cướp và bảo tên cướp giết anh. Tên cướp nghe xong rất bất b́nh trước sự độc ác của người vợ, hắn đă cởi trói cho anh và quay ngược lại đuổi giết vợ anh... Đau khổ và nhục nhă trước sự bạc t́nh của vợ, anh đă rút kiếm tự sát.


Lời khai của người vợ:

Bị tên cướp cưỡng hiếp, cô không c̣n mặt mũi nh́n mặt chồng nữa, nên nhặt con dao găm lên cắt dây trói cho chồng, rồi cô đưa con dao cho chồng và cầu xin anh hăy giết cô đi. Gào thét một hồi th́ cô ngất đi, khi tỉnh dậy cô phát hiện chồng ḿnh đă bị chết với lưỡi dao đâm sâu vào ngực.


Lời khai của ông tiều phu:

Thực hiện xong hành vi đồi bại, tên cướp đề nghị vợ của anh vơ sĩ hăy đi theo hắn. Nhưng vợ anh vơ sĩ dứt khoát không chịu, cô nàng cắt dây trói cho chồng, nhưng không ngờ người chồng lại sỉ nhục cô thậm tệ. Đau ḷng, uất ức khi bị chồng miệt thị, vợ anh vơ sĩ khiêu khích hai người đàn ông đánh nhau. Kết quả, anh vơ sĩ bị chết, người vợ th́ chạy thoát.

Người duy nhất biết rơ chân tướng vụ án này là ông tiều phu, nhưng v́ ông đă ăn cắp thanh kiếm quư giá của anh vơ sĩ nên không dám nói ra sự thật, v́ sợ chuốt họa vào thân. Sau khi làm chứng ở công đường, trên đường về nhà, ông tiều phu vào trú mưa tại ngôi miếu Lă Sanh Môn. Cùng trú mưa với ông trong miếu c̣n có một gă ăn xin và một vị ḥa thượng.



Trước những lời khai đầy mâu thuẫn của các bị can và nhân chứng của vụ án mạng trong rừng, quan địa phương không thể phán xét được hung thủ thật sự là ai? Là tên cướp Tajomaru? Hay vợ của nạn nhân? Hay là anh vơ sĩ đă tự sát? Thành công của Lă Sanh Môn chính là ở câu trả lời nằm ngoài dự đoán của khán giả, hung thủ thật sự không phải là tên cướp, cũng không phải vợ của anh vơ sĩ, mà là một ngọn gió vô h́nh.

Cuối cùng, sự bất an và ray rức trong ḷng đă khiến ông nói ra toàn bộ sự việc mà ḿnh đă chứng kiến cho vị ḥa thượng cùng trú mưa trong miếu. Trên công đường, v́ muốn tránh phiền phức nên ông đă khai gian, thật ra ông đă trông thấy Tajomaru quỳ trước người phụ nữ, van xin cô tha lỗi cho hắn. V́ cô, hắn sẵn sàng nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, rửa tay gác kiếm không làm cướp nữa. Nhưng, người phụ nữ nói cô không có quyền lựa chọn, sau đó cô cởi trói cho chồng ḿnh... Không ngờ, vừa được vợ cởi trói, người chồng liền nói anh ta không muốn hy sinh tính mạng v́ một người đàn bà đă bị nhơ nhuốc thể xác, rồi mắng rủa vợ: “Tại sao cô không tự vẫn đi”. Câu nói vô t́nh vô nghĩa ấy đă khiến người vợ nhận ra bộ mặt hèn nhát của chồng ḿnh. Sự thất vọng, hụt hẫng khiến cô căm hận chồng, cô khích bác để hai người đàn ông lao vào cuộc chiến một sống một c̣n. Và rồi, Tajomaru đă giết chết anh vơ sĩ, nhưng người phụ nữ đă bỏ đi từ lúc nào...


Ngọn gió định mệnh

Quay trở về ngọn gió – “hung thủ” gián tiếp gây ra vụ án. Ngay từ đầu, chính ngọn gió ấy đă khơi dậy dục vọng xấu xa của tên cướp, nhưng cũng chính ngọn gió ấy mang lại sự mát mẻ, sảng khoái cho ông tiều phu đang đốn củi trong rừng, khiến ông đảo mắt thưởng thức phong cảnh núi non để rồi chứng kiến cảnh tượng. Việc ông tiều phu chứng kiến quá tŕnh vụ án diễn ra có thể nói là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể nói là sự sắp xếp của vận mệnh. Ngọn gió định mệnh ấy đến từ vũ trụ bao la, nhưng được h́nh thành từ trong ḷng mọi người, nó đến từ tiềm thức của mỗi người, khiến con người không thể tự làm chủ ḿnh. Khi Tajomaru đứng đối diện với người phụ nữ xinh đẹp, trong ḷng hắn đang tự h́nh thành lên một cơn gió, làm cho hắn mất hết lư trí, chỉ khao khát muốn được chiếm hữu vợ của anh vơ sĩ. Theo lời kể của ông tiều phu, vợ chồng anh vơ sĩ cũng đă làm theo bản năng của ḿnh, sự ích kỷ của họ lóe lên một cách vô thức, khiến họ quên đi t́nh nghĩa vợ chồng, đánh mất chính ḿnh.

Cái ǵ gọi là vận mệnh? Vận mệnh được h́nh thành trong hàng ngàn hàng vạn điều ngẫu nhiên. Ngọn gió mát thổi lên tấm ngực trần của Tajomaru, đồng thời thổi tung chiếc khăn che mặt và vạt váy dài của người phụ nữ, đó đều là số mệnh.


Bộ phim có 1 giá trị nhân văn sâu sắc.
Kurosawa đă hoàn toàn đúng: bản chất của con người là dục vọng, là ích kỉ và tham lam.
Con người là 1 giống loài tiến hóa cao nhất nhưng cũng độc ác nhất.
Tuy vậy, Kurosawa ko tỏ ra bi quan khi mà ông kết thúc phim bằng 1 câu:
"Tôi vẫn tin vào con người"


Một số bài dài hơi khác:
Cloud Atlas - Thiên sử thi về loài người (http://anhtunguyen.com/Home/DetailsBlog/cloud-atlas--the-humanitys-epic-tale-A13)
Mulholland Drive: Sixteen Reasons Why I Love You (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?68-Mulholland-Drive-Sixteen-Reasons-Why-I-Love-You.html)
LOST HIGHWAY (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?2693-LOST-HIGHWAY.html)
Brazil (1985): An awe-fvcking-some cult-classic Masterpiece (http://phudeviet.org/showthread.php?t=70&p=118#post118)
The Matrix's Concept (http://phudeviet.org/showthread.php?t=64)
Từ Sucker Punch nói chuyện Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators (http://phudeviet.org/showthread.php?t=67)
The Town (http://phudeviet.org/forum/showthread.php?62-The-Town.html)
Akira Kurosawa và điện ảnh Nhật Bản 100 năm qua (http://phudeviet.org/showthread.php?t=66)




2010.01.11
Bài được viết bởi NIZ + tham khảo nhiều nguồn