PDA

View Full Version : [CẢM NHẬN] My Top 12 Movies of 2013



annguyen1988
02-28-2014, 12:36 PM
My Top 12 Movies of 2013

Năm 2013 th́ đă qua lâu rồi, nhưng các phim hay phát hành trong năm 2013 th́ tới bây giờ mới xem hết. ^_^

Bảng xếp hạng này chẳng dựa trên ǵ, chỉ dựa vào ư thích và cảm nhận riêng. Danh sách chỉ tính đến phim người đóng và phim phương Tây.


1) Rush


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/RUSHPoster.jpg

Câu chuyện về hai người đàn ông cả đời đuổi theo nhau nhưng cuối cùng không thể đến với nhau.


2) Blue is the Warmest Color


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/blue-is-the-warmest-color-poster.jpg

Ngay cả phụ nữ cũng không thể mang lại sung sướng cho nhau.


3) The Hunt


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/TheHunt.jpg

Đừng quấy rối trẻ em, hăy ăn thịt chúng (Hannibal)


4) Dallas Buyers Club


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/dallas-buyers-club-poster1_2.jpg

Bộ phim có tính giải trí cao với các bác sĩ chuyên về AIDS


5) American Hustle


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/american-hustle-poster-2.jpg

Sau trận chiến cuối cùng giữa các vũ trụ của Marvel và DC, The One Above All của Marvel và The Presence (God) của DC đă tái sinh 5 nhân vật Lois Lane, Batman, Mystique, Rocket Raccoon & Hawkeye vào thế giới thật ở Mỹ thời thập niên 70.


6) The Great Beauty


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/the-great-beauty-poster.jpg

Một ông già phê cần lảm nhảm cứ tưởng ḿnh là Stan Lee


7) All is Lost


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/all-is-lost-poster1.jpg

Pi, đừng sợ


8) Her


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/her-1.jpg

Đây là bộ phim đă bị kịch liệt phản đối khi nhận đề cử Oscar.
- Nhiều thành viên của Viện hàn lâm cho rằng đây chẳng qua chỉ là một sản phẩm quảng bá cho bản update của Siri. :v
- Một nhà phê b́nh giấu tên th́ phẫn nộ và cho rằng bộ phim là “vô nhân đạo với cánh đàn ông” khi chỉ có giọng của Scarlett Johansson xuất hiện mà không có cơ thể, đặc biệt trong cảnh “suưt nóng” của phim. :p
- Các nhà sản xuất phim Terminator và Matrix th́ cho rằng thật vô lư khi máy móc đă tiến hóa đến vậy mà không t́m cách nô dịch con người. :mad:
- Diễn viên Robert Downey Jr. rất bực tức và than phiền rằng bộ phim đă đạo ư tưởng của Iron Man 4, trong đó Jarvis và Tony Stark sẽ yêu nhau. :shit:


9) 12 Years a Slave


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/12-years-a-slave.jpg


Đừng nhầm lẫn với 1 bộ phim nói về 12 năm phổ thông ở Việt Nam


10) The Wolf of Wall Street


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/TheWolfofWallStreet_iTunesPre-sale_1400x2100.jpg

Phang, phang nữa, phang măi, đuối nghỉ


11) Gravity


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/gravity-poster-bullock-small.jpg

Một bộ phim hầu như chỉ có hai nhân vật, khung cảnh vắng lặng và có nhiều tiếng thở dốc.


12) Blue Jasmine


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/Blue_Jasmine_Poster_2-1.jpg

Galadriel lạc khỏi Middle Earth

Phần b́nh luận nghiêm túc ở dưới.

annguyen1988
02-28-2014, 12:40 PM
12) Blue Jasmine (Woody Allen)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/Blue_Jasmine_Poster_2-1.jpg

Woody Allen là một đạo diễn thiên tài, một tượng đài kỳ vĩ của Hollywood với chỉ một lần duy nhất đến dự Oscars, một "báu vật điện ảnh" như lời của Roger Ebert. Một tín đồ điện ảnh có thể dành vài tuần để ngâm cứu tất cả các phim của Woody Allen và tự tin tuyên bố rằng ḿnh đă không lăng phí một giờ nào trong quăng thời gian đó. Woody Allen có phong cách riêng biệt, hài hước châm biếm, tập trung vào phát triển tâm lư nhân vật. Thế nhưng phim của Woody Allen ít dành cho số đông, không nhiều người có thể theo dơi hết một phim, và số ít hơn nữa có thể đồng cảm với các nhân vật. Trong số đó lại có những người có thể thích phim này nhưng không thích được phim khác. Ví dụ như ḿnh thích Midnight in Paris, Match Point, nhưng không thể cảm được Vicky Cristina Barcelona hay To Rome with Love.

Với Blue Jasmine, Woody Allen đă trở lại với bối cảnh nước Mỹ (San Francisco) sau vài năm quay phim ở châu Âu. Phim tập trung vào cuộc sống của Jasmine (Cate Blanchett), một người phụ nữ thượng lưu khánh kiệt phải dọn tới sống với người em gái nuôi Ginger (Sally Hawkins). Jasmine và Ginger hoàn toàn đối lập với nhau, và Jasmine luôn t́m cách tránh xa em ḿnh. Jasmine cao ráo, xinh đẹp, tóc vàng, cư xử thanh lịch, trong khi cô em chỉ là một người b́nh dân, vừa lùn vừa xấu. Phần "hiện tại" của câu chuyện bắt đầu từ đây. Phần "quá khứ" kể về các sự kiện trước đó.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/bluejasmine.jpg

Jasmine mang tâm trạng của một phụ nữ hời hợt, quen lối sống hào nhoáng, nay bị đẩy xuống cuộc sống ảm đạm của giới b́nh dân, như con chim trong lồng vàng bị thả ra nơi hoang dă không thể nào thích nghi được. Xuyên suốt bộ phim là h́nh ảnh nhân vật Jasmine liên tục phải dùng thuốc và nốc rượu để vượt qua cuộc sống. Cô ta không ngừng nghĩ đến quá khứ huy hoàng của ḿnh, và dù đă nghèo nhưng vẫn giữ lối cư xử trịch thượng của giới thượng lưu.

Ở góc độ phân tích tâm lư nhân vật, ta có thể thấy nhân vật này liên tục sử dụng sự phủ nhận (denial), một trong những cơ chế tự vệ của tâm lư (defense mechanism) khi gặp hoàn cảnh xấu. Chồng ngoại t́nh quá lộ liễu nhưng cố phủ nhận với chính ḿnh rằng chuyện đó không xảy ra. Rất cần em gái để giúp đỡ nhưng luôn phủ nhận điều đó và khinh thường em gái. Đă khánh kiệt nhưng vẫn bay vé hạng nhất (Ginger: “Sao chị hết tiền mà c̣n bay vé hạng nhất?”, Jasmine: “Ai biết. Th́ chị cứ bay thôi.”).


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/blue-jasmine-2.jpg

Nhu cầu được sống sung túc quá lớn nên che mờ lư trí, khiến Jasmine chỉ thấy những thứ ḿnh muốn thấy. Jasmine nghĩ rằng có thể mau chóng trở lại cuộc sống cũ: học nốt đại học, có một nghề nghiệp sang chảnh, t́m ra một quư ông lư tưởng, dọn ra khỏi căn hộ tuềnh toàng của cô em và không phải gặp mặt gă bạn trai thô kệch của nó nữa. Thế nhưng trái với môtíp happy-ending thông thường của Hollywood, Woody Allen ném cho nhân vật một chiếc phao cứu sinh, nhưng chiếc phao này đă bị x́ từ từ, cuối cùng khiến nhân vật chết ch́m. Khi mọi thứ đều đổ vỡ, sự phủ nhận cũng không thể giúp nổi Jasmine, và cô ta bắt đầu thoát ly hiện thực, tự nói chuyện với chính ḿnh.

“Life constructed on pretense can only stand for so long”. Sau một cú twist nho nhỏ ở gần cuối là kết thúc có thể làm nhiều người chưng hửng. Bộ phim bắt đầu trên ghế hạng nhất của máy bay và kết thúc trên một băng ghế ở công viên, một kết cục hơi tàn nhẫn nhưng xứng đáng với sự phát triển tâm lư của nhân vật.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/blue_jasmine_465.jpg

Woody Allen có cách dẫn chuyện nhẹ nhàng, không lên gân nhưng vẫn cực kỳ tinh tế. Tuy vậy có một đôi chỗ dường như “đi lạc” để rong chơi, kiểu như thay v́ đi thẳng từ Dinh Thống Nhất đến chợ Bến Thành th́ lại rẽ sang Hồ Con Rùa uống cà phê, dừng lại ở Nhà thờ Đức Bà chụp ảnh vậy. Cách kể song song giữa hiện tại và quá khứ làm nổi bật lên sự tương phản, tuy nhiên có thể gây khó khăn cho một số khán giả không tập trung, họ sẽ không biết chuyện nào xảy ra trước, chuyện nào xảy ra sau, đặc biệt là những người vừa coi phim vừa nói chuyện với gấu, ôm gấu, hun gấu, thậm chí là… à không, lạc đề rồi, xin lỗi.

Cate Blanchett gánh vác cả bộ phim trên vai với diễn xuất tuyệt vời nhất trong một thập kỷ qua của cô. Cô ấy cười, cô ấy khóc, cô ấy giận dữ, cô ấy tự lẩm bẩm như con điên, truyền tải thành công đến người xem cả vẻ đẹp tao nhă và tâm lư không ổn định của Jasmine. Là một fan của Jennifer Lawrence, ḿnh chỉ mong ở tuổi 40, Jen được như Cate của hôm nay. Sau khi Blue Jasmine tŕnh chiếu, có một cái lợi ở Hollywood là những người đóng vai nữ chính trong các phim khác không c̣n phải tốn tiền lobby cho các vị chấm giải Oscar nữa. ^^

Blue Jasmine không phải là một phim dễ xem. 50% người xem có thể sẽ tắt máy sau 15’ và 90% tắt máy sau 1 tiếng. Thế nhưng nếu cảm được tâm lư nhân vật, nếu ḥa hợp được với cách kể chuyện của Woody Allen th́ bạn sẽ “sống sót” qua 2 tiếng với một trải nghiệm thú vị.


11) Gravity


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/gravity-poster-bullock-small.jpg

Gravity th́ đă quá nhiều báo review nên cũng không cần phải nói thêm ǵ nhiều. Kịch bản tối giản, lời thoại vớ vẩn nhưng được bù lại bằng diễn xuất tuyệt vời của Sandra Bullock và kỹ xảo ấn tượng đă tái hiện một vũ trụ bao la, đẹp đẽ nhưng tĩnh lặng đến rợn người. Những cảnh ấn tượng nhất trong phim là cảnh mặt trời mọc và nh́n Trái đất từ trên không. Với ḿnh th́ cảnh đó lại vô cùng đáng sợ. Trái đất c̣n nhỏ hơn hạt cát trong vũ trụ mà bao nhiêu người bon chen nhau. Sau khi nh́n Trái đất nhỏ bé từ vũ trụ bao la, liệu ngẫm lại, thành tựu của con người, dù có vĩ đại, có c̣n là ǵ? Alexander chinh phục tất cả thế giới mà ông ta biết, Rockefeller thiết lập công ty dầu hỏa vươn ḿnh khắp năm châu, có là ǵ khi đem so vào vũ trụ?

davidseanghia
02-28-2014, 06:48 PM
Dạo này bác sĩ sung gớm. :))

annguyen1988
02-28-2014, 07:06 PM
10) The Wolf of Wall Street (Martin Scorsese)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/TheWolfofWallStreet_iTunesPre-sale_1400x2100.jpg

The Wolf of Wall Street là bộ phim thuộc thể loại black comedy duy nhất có trong danh sách này. Bộ phim đă lập kỷ lục là phim có số lần chửi thề nhiều nhất trong điện ảnh Hoa Kỳ.

"Money doesn’t just buy you a better life, better food, better cars, better pussy. It makes you a better person."

Phim là câu chuyện có thật về một tay môi giới chứng khoán tên Jordan Belfort (Leonardo DiCaprio). Jordan là một gă mê tiền đến mức cuồng si, mê kiếm tiền và mê đốt tiền một cách điên cuồng trong những cuộc chơi. Tất nhiên là hắn gia nhập phố Wall, trung tâm chứng khoán Hoa Kỳ, nơi tập trung những sàn giao dịch lớn nhất cả nước. Phố Wall là nơi có đầy những kẻ có triết lư sống như Jordan. Tư tưởng của phố Wall được thể hiện rơ nhất qua cuộc đối thoại giữa Jordan và Mark Hanna (Matthew McConaughey), sư phụ đầu tiên của hắn ở phố Wall.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/the-wolf-of-wall-street-official-extended-trailer-0.jpg

Jordan là một thiên tài trong nghệ thuật thuyết phục, và hắn đă dùng nó để thực hiện những màn lừa đảo “pump and dump” (dụ dỗ người khác mua cổ phiếu với giá được bơm lên quá cao). Với tài năng và mánh khóe của ḿnh, Jordan nhanh chóng trở thành một đại gia, thành lập một công ty với đầy những tay trẻ tuổi cũng có tham vọng tương tự. Tất nhiên là "đi đêm cũng có ngày gặp ma".

Phân nửa thời gian của phim mô tả về những vụ làm ăn của Jordan, phân nửa c̣n lại là về cuộc sống trác táng của anh ta. Phân nửa này được đạo diễn Martin Scorsese thể hiện một cách bẩn thỉu, dơ dáy, thác loạn nhất có thể với hàng loạt những cách phê thuốc, quan hệ t́nh dục, khỏa thân 100%. Cảnh ấn tượng nhất phim có lẽ là cảnh Jordan phê thuốc nặng, lăn lê lên xe về nhà, ḅ lết vào nhà ngăn ông bạn Donnie gọi điện thoại. Đây là một cảnh vừa hài vừa bệnh hoạn nhất, với khuôn mặt đờ đẫn và những động tác dị hợm của hai nhân vật.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/Leonardo-DiCaprio-and-Jonah-Hill-in-The-Wolf-of-Wall-Street-2013.jpg

Leonardo DiCaprio tất nhiên vẫn hay như thường lệ. Những đoạn Jordan truyền cảm hứng cho các nhân viên được diễn với tất cả nội lực, cách diễn đạt mạnh mẽ, dầy cuốn hút đến mức cảm hứng phát ra từ anh ta dường như lan tỏa ra khỏi màn h́nh. Bên cạnh đó là sự xuất sắc của Jonah Hill, kết hợp giữa phong cách nghiêm túc trong Moneyball và phong cách bệnh hoạn trong một loạt những phim hài tục sở trường. Dàn diễn viên c̣n có Jean Dujardin, Kyle Chandler, Matthew McConaugheyv.v… cũng đều diễn tốt.

Ở phim này, Martin Scorsese dùng tiết tấu cực nhanh, như chính thứ nhịp sống cuồng nhiệt của những con người ở phố Wall vậy. Tất cả các nhân vật đều suy nghĩ nhanh, nói nhanh, giải quyết t́nh huống cực nhanh.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/wolf-wall-street.jpg

Điểm không thích trong phim này là có một số chỗ dường như quá lố, các cảnh thác loạn không cần phải xuất hiện dày đặc như vậy, khiến như bị bội thực. Thay v́ quá nhiều như vậy th́ có lẽ chỉ cần vài ba cảnh thật chất cũng đủ rồi.

The Wolf of Wall Street chưa phải là một phim có nhiều điều để chiêm nghiệm, suy ngẫm, nhưng cũng thuộc hàng khá xuất sắc của Martin Scorsese, đủ vui và bệnh hoạn để theo dơi suốt một thời lượng khá dài là hơn 3 tiếng.


9) 12 Years a Slave (Steve McQueen)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/12-years-a-slave.jpg

12 Years a Slave được dựa trên những hồi ức của Solomon Northup, một người da đen tự do có học ở New York nhưng bị bán làm nô lệ ở miền Nam. Bộ phim đánh dấu lần thứ 3 đạo diễn Steve McQueen hợp tác với Michael Fassenber, sau Hunger và Shame. Hunger th́ chưa xem nhưng Shame là một phim rất đáng xem.

Chủ đề nô lệ có lẽ đă quá quen thuộc, nh́n tựa phim cũng có thể đoán được nội dung đơn giản: một người da đen bị bắt làm nô lệ và chịu nhiều khổ cực. Cái hay của Steve McQueen là dùng phong cách mạnh mẽ, trần trụi của ḿnh để tái hiện về một thời đại xấu hổ của Hoa Kỳ. Steve McQueen không làm ǵ đặc biệt, ông không lư luận dài ḍng ǵ mà chỉ thể hiện qua những thước phim đau đớn và biến 12 Years a Slave thành một trải nghiệm đầy nhức nhối.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/12-years-a-slave-2.jpg

H́nh ảnh bi thương chung của giới nô lệ được thể hiện qua h́nh ảnh của Northup (Chiwetel Ejiofor) và Patsey (Lupita Nyong'o), phải gánh chịu đủ mọi hành hạ của những người chủ da trắng. Đối lập lại là h́nh ảnh tên chủ trang trại Edwin Epps, một kẻ tàn bạo nhưng lại viện dẫn Kinh Thánh để chứng minh rằng việc nô lệ phải khuất phục chủ nhân là lẽ tự nhiên của Chúa trời.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/Untitled-2.png

Mặc dù Northup là nhân vật chính, nhưng hai cảnh ấn tượng nhất trong phim lại là của Epps và Patsey. Cảnh đầu tiên là khi Epps cưỡng hiếp Patsey, với Patsey là sự chịu đựng tuyệt vọng, với Epps là thứ phức cảm kỳ lạ, vừa thèm khát vừa khinh bỉ cô gái da đen. Cảnh thứ hai là khi Patsey trần truồng, bị trói vào cột, và Epps đă đánh cô ta bằng tất cả thú tính của ḿnh. Khi Northup thốt lên: “Somewhere in the course of eternal justice, you shall answer for this sin!”, Epps đă đáp rằng: “There is no sin. A man does how he pleases with his property.”


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/12.png

Trong vấn đề nô lệ, 12 Years a Slave là bộ phim khiến Gone with the Wind và Django Unchained trở nên tầm thường.

P/s: Chủ đề của phim này là chủ đề ưa thích của người Mỹ, là kiểu “Oscar-bait”, có thể là xem có tính giáo dục sâu sắc. Với chất lượng và nội dung như vậy th́ có thể nói là phim này nhiều khả năng đoạt giải Oscar nhất.

annguyen1988
02-28-2014, 07:20 PM
8) Her (Spike Jonze)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/her-1.jpg

Her có thể xem là bộ phim độc đáo nhất trong năm. Với Her, Spike Jonze đă viết nên một kịch bản phim sáng tạo, tinh tế, không đi theo lối ṃn. Her lấy bối cảnh trong tương lai không xa, khi mà các hệ thống công nghệ tiến bộ đến mức có nhân cách riêng và có khả năng học hỏi, những điều tưởng như tạo hóa chỉ dành riêng cho con người. Khác với những phim khác với môtíp về sự chiến đấu giữa người và máy, máy móc thống trị, v.v…, ở phim này là một câu chuyện tập trung vào t́nh cảm, nội tâm, cá nhân con người.

Tóm tắt phim: Theodore (Joaquin Phoenix) là một nhà văn chuyên viết thư t́nh, bày tỏ t́nh cảm hộ người khác, nhưng chính anh ta lại cô đơn trong cuộc đời. Theodore buồn chán sau khi chia tay người vợ Catherine (Rooney Mara), và mua một hệ điều hành (OS: operating system) có trí thông minh nhân tạo để giao tiếp với ḿnh. Hệ điều hành này có khả năng tư duy, học hỏi, cảm xúc như một người thường, và “cô ấy” lấy tên là Samantha (Scarlett Johansson). Theodore và Samantha dần trở nên gắn bó với nhau như hai người bạn thân, sau đó là t́nh yêu.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/la-et-mn-spike-jonze-her-movie-samantha-editor-20131230.jpg

Với các t́nh tiết hợp lư và diễn xuất tài t́nh của hai diễn viên chính, mối quan hệ tưởng chừng như bất khả giữa hai nhân vật đă hoàn toàn trở nên trơn tru. Chỉ sau một vài cảnh phim, khán giả đă hoàn toàn bị thuyết phục về sự gắn bó giữa một con người và một trí tuệ nhân tạo. Có thể nói mối quan hệ của Theodore và Samantha là hoàn hảo. Ngoài việc không có cơ thể. Samantha là một người bạn gái tuyệt vời, biết quan tâm đến người yêu, biết hờn giận, thậm chí biết quan hệ t́nh dục.

Bộ phim đưa ra hai thông điệp chính: sự phụ thuộc vào công nghệ trong thế giới hiện đại và sự cô đơn của con người. Trong suốt cả phim ta thấy h́nh ảnh Theodore hầu như không rời khỏi chiếc tai nghe, cách ly ḿnh khỏi xă hội, chỉ tiếp xúc với Samantha. Một con người yêu một cái máy đă là kỳ quặc, điều đáng sợ hơn là cả xă hội không ai thấy ngạc nhiên với chuyện đó. Thậm chí trong phim c̣n có một nhân vật ngoại t́nh với OS của... một người khác. Ở một góc độ thấp hơn, sự phụ thuộc vào công nghệ đă và đang xảy ra trong thế giới thực. Ngày nay, không khó để bắt gặp nhiều người dán mắt vào những chiếc máy tính bảng hay laptop mọi lúc mọi nơi.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/spike-jonzes-her-movie-review.jpg

Thế giới trong Her được xây dựng với sự xa cách giữa người với người. Ngoài Theodore, các nhân vật con người khác xuất hiện một cách nhạt nḥa, đáng kể nhất chỉ có Amy (Amy Adams), một người bạn cũ của Theodore. Theodore tự cô lập ḿnh với thế giới, dường như anh không chịu nổi thế giới thực, không chịu nổi những mối quan hệ giữa người với người. Ở một khía cạnh nào đó, có thể xem tính cách của Theodore là điển h́nh cho chủ nghĩa narcissism (tự yêu bản thân). Anh ta yêu Samantha nhưng cũng là tự yêu bản thân ḿnh, v́ Samantha vốn được thiết kế dựa theo yêu cầu của Theodore và có những điều chỉnh trong quá tŕnh tương tác để phù hợp với anh ta. Và tới một ngày, khi Samantha bắt đầu phát triển vượt khỏi tầm cảm xúc của Theodore, không cô ta c̣n là tấm gương phản chiếu của chính anh ta nữa, sự xa cách giữa hai người diễn ra như một điều tất nhiên.

Cảnh cuối cùng của phim đầy ấn tượng với Theodore ngồi trên mái nhà với Amy, con người thật thân thiết nhất với anh. Sự cô đơn của Theodore dường như vẫn c̣n đó (hai nhân vật chính không tṛ chuyện với nhau, chỉ lặng nh́n thành phố), nhưng nó đă dịu bớt phần nào. Lần đầu tiên Theodore có thể dứt khỏi chiếc tai nghe và bước ra ngắm nh́n thế giới thực, mở ḷng với con đường phía trước của ḿnh…


7) All is Lost (J.C. Chandor)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/all-is-lost-poster1.jpg

Phim này th́ chẳng có ǵ để review nhiều, chỉ có thể là xem và cảm nhận. All is Lost là một bộ phim tối giản, chỉ xoay quanh cuộc vật lộn sống c̣n trên biển Ấn Độ Dương của một nhân vật (được thể hiện tuyệt vời bởi Robert Redfort). Chủ đề sinh tồn này không mới ở Hollywood, đă có khá nhiều phim, riêng năm ngoái đă có Life of Pi rất thành công, cũng nói về cảnh lênh đênh trên biển. Nếu như so với Life of Pi th́ All is Lost trần trụi hơn nhiều, không giới thiệu về quá khứ của nhân vật, không mang màu sắc tôn giáo hay kỳ ảo. Phim gần như không có thoại và cũng không “đọc” suy nghĩ trong đầu nhân vật ra, tất cả chỉ thể hiện bằng hành động. Nhân vật chính không có con hổ nào để tṛ chuyện, và thậm chí c̣n chẳng có tên, bộ phim đơn giản chỉ là một câu chuyện về một con người b́nh thường đối chọi với thiên nhiên vĩ đại.

annguyen1988
02-28-2014, 07:34 PM
6) The Great Beauty (Paolo Sorrentino)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/the-great-beauty-poster.jpg

"And then the wretched squalor and miserable humanity… All buried under the cover of the embarrassment of being in the world…"

Nếu như Wolf of Wall Street là bộ phim có nhịp điệu nhanh nhất năm, th́ giải quán quân cho bộ phim chậm nhất chắc khó ai qua nổi Great Beauty. Đây cũng là bộ phim lăng đăng, mơ màng nhất. Nếu phim này chiếu ở rạp chắc dân t́nh ngủ gục hết, tới mấy đoạn opera hay tiệc tùng th́ tỉnh dậy, xong rồi... ngủ tiếp.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/Untitled-3.png

Bộ phim là những chiêm nghiệm ở tuổi già của Jep Gambardella (Toni Servillo), một nhà báo quư tộc ở Rome. Jep từng viết một cuốn tiểu thuyết rất thành công trong thời trai trẻ, nhưng sau đó lui về sống an nhàn trong nghề viết báo, và là ông chủ của những bữa tiệc đêm thượng lưu ở Rome. Ở tuổi 65, khi hay tin một mối t́nh trong quá khứ vừa qua đời, Jep bỗng nhận ra cuộc đời ḿnh dường như c̣n thiếu ǵ đó, và ông bắt đầu một chuyến hành tŕnh của riêng ḿnh. Hơn hai tiếng của phim là một hành tŕnh vô định trong làn khói thuốc bềnh bồng và những bước chân khám phá Rome cổ kính của nhân vật chính, thực chất là khám phá chân nghĩa của cuộc sống.

Thông điệp chính của phim là “hăy t́m vẻ đẹp vĩ đại bên dưới những thứ linh tinh”. Nhiều h́nh ảnh đối lập đă xuất hiện trong phim, để khán giả tự ngẫm nghĩ và t́m ra vẻ đẹp đích thực cho riêng ḿnh.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/110120_gal.jpg

Vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật là những di vật La Mă cổ bụi bặm chỏng chơ trong một bảo tàng khóa kín, hay những màn tŕnh diễn điên rồ “kiểu Bùi Giáng” như đập đầu vào tường, như một đứa trẻ hất những xô màu tạo thành bức vẽ trong sự trầm trồ của mọi người?

Vẻ đẹp đích thực của một vũ công thoát y là những vũ điệu cuồng nhiệt, gợi dục về đêm, hay trong khoảnh khắc cùng nàng vô tư dạo bước qua những tác phẩm ngàn năm lịch sử?

Vẻ đẹp đích thực của sự đau buồn là những động tác và lời nói đầy kiểu cách nhưng giả tạo, hay chỉ đơn giản là giọt nước mắt chân thật khi một người đàn ông tựa đầu vào cỗ quan tài?

Vẻ đẹp đích thực của một vị nữ thánh sống 104 tuổi là những lúc ngồi trên ngai cao được mọi người chúc tụng, hay chỉ đơn giản là một buổi sớm mơ ngồi nh́n đàn chim bay?

Vẻ đẹp đích thực của Rome là những buổi tiệc tùng thâu đêm hào nhoáng, hay những con đường cũ kỹ lạc lơng, hay tàn tích Coliseum huy hoàng nhưng đổ nát như chính nhân vật chính?


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/great-beauty-3.jpg

Với Great Beauty, đạo diễn Paolo Sorrentino đem tới những thước phim tuyệt đẹp về Rome, có cả sự bùng nổ và sâu lắng, xen lẫn là những đoạn nhạc đầy mê hoặc. Những bữa tiệc ở Rome có sự hào nhoáng không thua ǵ phim The Great Gatsby, trong những lúc khác, Rome lại là những khung h́nh tráng lệ đến tột độ. Các cảnh quay được chuyển khá ngẫu nhiên, tưởng như chẳng liên quan ǵ đến nhau, khiến người xem bỡ ngỡ, cứ như là đang xem một giấc mơ của nhân vật chính chứ không phải một câu chuyện. Kết thúc của phim dường như chỉ là một sự thấu triệt nửa vời trong tâm lư của nhân vật chính.

The Great Beauty là một phim nội tâm, lăng đăng, quanh co, bảo rằng nó chứa đựng đầy triết lí để suy ngẫm cũng đúng, mà bảo rằng bộ phim chẳng giải quyết được ǵ cũng chẳng sai.


5) American Hustle (David O. Russell)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/american-hustle-poster-2.jpg

Bộ phim sắp lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu ở giải Oscar. Đó là phim đầu tiên... thất bại ở tất cả các đề cử Phim hay nhất, Đạo diễn, Nam chính, Nữ chính, Nam phụ, Nữ phụ, Kịch bản phim => quá nhọ hơn cả Leonardo.

Tóm tắt: Bộ phim lấy cảm hứng từ chiến dịch Abscam của Mỹ hồi những năm 70. Đôi t́nh nhân chuyên lừa đảo là Irving Rosenfeld (Christian Bale) và Sydney Prosser (Amy Adams) bị một đặc vụ FBI là Richie DiMaso (Bradley Cooper) vạch mặt. Richie hứa thả tự do cho cả hai nếu họ giúp anh ta vạch trần những vụ lừa đảo khác. Bộ 3 lên kế hoạch để gài bẫy Carmine Polito (Jeremy Renner), thị trưởng Camden, New Jersey. Mọi chuyện trở nên rắc rối với sự xuất hiện của Rosalyn (Jennifer Lawrence), vợ của Irving, cùng sự can dự của các băng nhóm mafia.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/935381-american-hustle.jpg

American Hustle không đề là “Based on a true story” mà chỉ là “Some of this actually happened”. V́ vậy, các nhân vật không bị g̣ bó vào câu chuyện, mà chỉ mượn nền câu chuyện chung để kể những câu chuyện riêng của ḿnh. Bộ phim có thể xem là sự châm biếm nhẹ nhàng với cái gọi là American Dream. Mỗi một nhân vật trong phim đều đă “xoay sở kiểu Mỹ” trong cuộc đời ḿnh. Nếu bạn không thích con người thật của ḿnh, hăy biến thành một con người khác để giàu sang hơn (Irving, Sydney). Để tiến thân bằng mọi giá, có những kẻ không từ thủ đoạn như Richie.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/jenniferlawrenceamyadamsamericanhustle.jpg

Giấc mơ Mỹ đặc biệt bị chế nhạo trong h́nh ảnh của Carmine, vị thị trưởng đáng kính muốn hồi sinh Atlantic City nhưng không có đủ vốn, phải dùng những cách phạm pháp. Con người không vụ lợi, tốt đẹp nhất phim tới cuối cùng lại là kẻ lụn bại, ê chề nhất… H́nh ảnh đối lập của Richie và Carmine gợi ra một câu hỏi khó trả lời: mục đích tốt đẹp nhưng phương tiện xấu so với mục đích xấu nhưng phương tiện tốt, đâu mới là điều chính nghĩa?


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/1383895075439-san-tie-n-kie-u-my-american-hustle-d00aa1-1383895101.jpg

David O. Russell đă có nỗ lực lớn trong việc tái hiện lại trang phục, cảnh vật, phong cách của thập niên 70 gần như thật. Thế nhưng bối cảnh và câu chuyện chỉ làm nền cho diễn xuất của dàn diễn viên. Christian Bale một lần nữa thể hiện khả năng biến hóa kinh ngạc. Trong bộ dạng tên lừa đảo Irving bụng phệ hói đầu, không ai c̣n nhận ra anh là Batman hay tay đấm bốc Dicky nghiện ngập nữa. Tiếp nối sự tiến bộ về mặt diễn xuất từ Silver Linings Playbook, Bradley Cooper cũng thành công trong vai tay đặc vụ tham vọng Richie hiếu thắng ra rả luôn mồm. Jennifer Lawrence chiếm lĩnh mọi cảnh quay có mặt, và phần c̣n lại thuộc về Amy Adams, với cảnh ấn tượng nhất phim khi Rosalyn và Sydney hôn nhau trong nhà vệ sinh. Dù vậy, hai vai này có vẻ như bị cast ngược, v́ người vợ trông lại trẻ hơn t́nh nhân nhiều. Ngoài ra phim c̣n có sự xuất hiện bất ngờ của Robert De Niro làm gợi nhớ lại vai diễn kinh điển trong phim Godfather của ông.

PHOENIX
02-28-2014, 07:38 PM
Hehe, bác này vui tính văi :th_109:
Danh sách này khá giống ḿnh: trừ Blue Jasmine, phim cũng b́nh thường may mà được diễn xuất của Cate bù lại. Dự là năm nay Oscar nữ chính sẽ về tay của nàng :th_4:

Ace cho cái dự đoán Oscar năm nay nào :3.

Best Picture: 12 Years a Slave
Best Director: Steve Mcqueen
Best actor: Matthew Mcconaugaids (mặc dù mong Leonardo fu*king Dicaprio thắng hơn :)) )
Best actress: Cate Blanchett
Best Supporting actor: Jared Leto
Best Supporting actress: Lupita Nyong'o
Best Foreign Language Film: The Great Beauty
Best Cinematography: Gravity

annguyen1988
02-28-2014, 07:51 PM
Hehe, bác này vui tính văi :th_109:
Danh sách này khá giống ḿnh: trừ Blue Jasmine, phim cũng b́nh thường may mà được diễn xuất của Cate bù lại. Dự là năm nay Oscar nữ chính sẽ về tay của nàng :th_4:

Ace cho cái dự đoán Oscar năm nay nào :3.

Best Picture: 12 Years a Slave
Best Director: Steve Mcqueen
Best actor: Matthew Mcconaugaids (mặc dù mong Leonardo fu*king Dicaprio thắng hơn :)) )
Best actress: Cate Blanchett
Best Supporting actor: Jared Leto
Best Supporting actress: Lupita Nyong'o
Best Foreign Language Film: The Great Beauty
Best Cinematography: Gravity
Dự đoán của bác chuẩn hết rồi. Ở đạo diễn xuất sắc nhất có thể Alfonso Cuaron gây bất ngờ.

Nếu nói về nhọ th́ Leo c̣n thua xa Amy Adams.

Best Adapted Screenplay: 12 years a slave
Best Original Screenplay: Her (trừ khi American Hustle lobby đủ mạnh, họ nhiều khả năng sẽ dồn hết sức vào hạng mục này để khỏi bị trắng tay)

PHOENIX
02-28-2014, 07:57 PM
Nếu 12 Years thắng oscar cho phim hay nhất mà lại trượt oscar đạo diễn vào tay Alfonso Cuaron th́ buồn :d.

Lawliet
02-28-2014, 08:39 PM
Trong 12 phim này e mới xem có mỗi Rush và Gravity @@

lehmanbear
02-28-2014, 08:49 PM
Thực sự đọc mấy cái ḍng vui vui, làm em có hứng thú xem thêm mấy phim chưa xem hơn là cái đoạn dài dài :D

namcuong
02-28-2014, 09:00 PM
Nếu 12 Years thắng oscar cho phim hay nhất mà lại trượt oscar đạo diễn vào tay Alfonso Cuaron th́ buồn :d.
Năm ngoái Ben c̣n không được đề cử luôn.

nero13
02-28-2014, 11:25 PM
6) The Great Beauty (Paolo Sorrentino)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/the-great-beauty-poster.jpg

"And then the wretched squalor and miserable humanity… All buried under the cover of the embarrassment of being in the world…"

Nếu như Wolf of Wall Street là bộ phim có nhịp điệu nhanh nhất năm, th́ giải quán quân cho bộ phim chậm nhất chắc khó ai qua nổi Great Beauty. Đây cũng là bộ phim lăng đăng, mơ màng nhất. Nếu phim này chiếu ở rạp chắc dân t́nh ngủ gục hết, tới mấy đoạn opera hay tiệc tùng th́ tỉnh dậy, xong rồi... ngủ tiếp.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/Untitled-3.png

Bộ phim là những chiêm nghiệm ở tuổi già của Jep Gambardella (Toni Servillo), một nhà báo quư tộc ở Rome. Jep từng viết một cuốn tiểu thuyết rất thành công trong thời trai trẻ, nhưng sau đó lui về sống an nhàn trong nghề viết báo, và là ông chủ của những bữa tiệc đêm thượng lưu ở Rome. Ở tuổi 65, khi hay tin một mối t́nh trong quá khứ vừa qua đời, Jep bỗng nhận ra cuộc đời ḿnh dường như c̣n thiếu ǵ đó, và ông bắt đầu một chuyến hành tŕnh của riêng ḿnh. Hơn hai tiếng của phim là một hành tŕnh vô định trong làn khói thuốc bềnh bồng và những bước chân khám phá Rome cổ kính của nhân vật chính, thực chất là khám phá chân nghĩa của cuộc sống.

Thông điệp chính của phim là “hăy t́m vẻ đẹp vĩ đại bên dưới những thứ linh tinh”. Nhiều h́nh ảnh đối lập đă xuất hiện trong phim, để khán giả tự ngẫm nghĩ và t́m ra vẻ đẹp đích thực cho riêng ḿnh.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/110120_gal.jpg

Vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật là những di vật La Mă cổ bụi bặm chỏng chơ trong một bảo tàng khóa kín, hay những màn tŕnh diễn điên rồ “kiểu Bùi Giáng” như đập đầu vào tường, như một đứa trẻ hất những xô màu tạo thành bức vẽ trong sự trầm trồ của mọi người?

Vẻ đẹp đích thực của một vũ công thoát y là những vũ điệu cuồng nhiệt, gợi dục về đêm, hay trong khoảnh khắc cùng nàng vô tư dạo bước qua những tác phẩm ngàn năm lịch sử?

Vẻ đẹp đích thực của sự đau buồn là những động tác và lời nói đầy kiểu cách nhưng giả tạo, hay chỉ đơn giản là giọt nước mắt chân thật khi một người đàn ông tựa đầu vào cỗ quan tài?

Vẻ đẹp đích thực của một vị nữ thánh sống 104 tuổi là những lúc ngồi trên ngai cao được mọi người chúc tụng, hay chỉ đơn giản là một buổi sớm mơ ngồi nh́n đàn chim bay?

Vẻ đẹp đích thực của Rome là những buổi tiệc tùng thâu đêm hào nhoáng, hay những con đường cũ kỹ lạc lơng, hay tàn tích Coliseum huy hoàng nhưng đổ nát như chính nhân vật chính?


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/great-beauty-3.jpg

Với Great Beauty, đạo diễn Paolo Sorrentino đem tới những thước phim tuyệt đẹp về Rome, có cả sự bùng nổ và sâu lắng, xen lẫn là những đoạn nhạc đầy mê hoặc. Những bữa tiệc ở Rome có sự hào nhoáng không thua ǵ phim The Great Gatsby, trong những lúc khác, Rome lại là những khung h́nh tráng lệ đến tột độ. Các cảnh quay được chuyển khá ngẫu nhiên, tưởng như chẳng liên quan ǵ đến nhau, khiến người xem bỡ ngỡ, cứ như là đang xem một giấc mơ của nhân vật chính chứ không phải một câu chuyện. Kết thúc của phim dường như chỉ là một sự thấu triệt nửa vời trong tâm lư của nhân vật chính.

The Great Beauty là một phim nội tâm, lăng đăng, quanh co, bảo rằng nó chứa đựng đầy triết lí để suy ngẫm cũng đúng, mà bảo rằng bộ phim chẳng giải quyết được ǵ cũng chẳng sai.


Nh́n mặt bác Toni Servillo đă thấy nguy hiểm rồi :v
H́nh như bác này hay đóng những phim như thế này.
Trước em có xem một phim Italia khác là Consequnces of love do bác này đóng vai chính, không hiểu có phải do ḿnh c̣n nhỏ tuổi không mà thấy khá là ảo diệu và khó hiểu :v
Để chờ xem The Great Beauty xem thế nào.

annguyen1988
03-01-2014, 10:13 PM
4) Dallas Buyers Club (Jean-Marc Vallée)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/dallas-buyers-club-poster1_2.jpg

Dallas Buyers Club là bộ phim tâm lí với chủ đề về căn bệnh thế kỉ HIV, lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật vào năm 1986, Ron Woodroof với cuộc sống đầy rẫy khó khăn, phải chiến đấu với căn bệnh thế kỉ AIDS. Thất vọng v́ không được hỗ trợ nhiều về y tế nhưng Woodroof không muốn chấp nhận cái chết, v́ vậy ông đă làm mọi thứ để sống c̣n và giúp đỡ cho những người đang chịu đựng căn bệnh HIV giống ḿnh.

Kịch bản Dallas Buyers Club dựa trên một câu chuyện có thật vào năm 1985 - thời điểm đại dịch HIV/AIDS làm hàng triệu người chết, khiến cả thế giới chao đảo. Ron Woodroof thật ở ngoài đời trước khi chết năm 1992 (7 năm sau khi được chẩn đoán bị HIV dương tính) đă kịp cho nhà biên kịch Craig Borten phỏng vấn với nhiều thông tin quư giá.

Cuộc sống của Ron Woodroof c̣n làm nền để đạo diễn Jean-Marc Vallée đề cập đến các vấn đề nhức nhối của xă hội những năm 1980: AIDS, các căn bệnh nan y, chủ nghĩa tư bản, cơn băo t́nh dục, các quy định bất công quan liêu của chính phủ Mỹ…

Review của bác House: http://phudeviet.org/forum/showthread.php?4389-Dallas-Buyers-Club-Cay-xuong-rong-giua-hoang-mac.html


3) The Hunt (Thomas Vinterberg)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/TheHunt.jpg

Như người Việt Nam quan niệm “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Chúng ta thường cho rằng trẻ con luôn luôn nói sự thật. Thế nhưng với bộ phim The Hunt, đạo diễn Thomas Vinterberg đă cho ta thấy sự đáng sợ khi mà trẻ con nói dối.

Lucas là một thầy giáo hiền lành trong một cộng đồng Bắc Âu thân thiết với nhau. Anh làm việc ở nhà trẻ và luôn được mọi người quư mến. Klara là con gái của Theo, người bạn thân của Lucas. Do sự kết hợp nhiều thứ (rất hợp lư), Klara đă bịa chuyện với bà giám đốc nhà trẻ rằng Lucas đă khoe của quư trước mặt bé. Với ư nghĩ “trẻ con không nói dối”, mọi người đă ngay lập tức tin rằng Lucas có tội thật và hành hạ cuộc sống của anh.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/TheHunt2.jpg

Phim không làm theo “vụ án kỳ bí”, mà ngay từ đầu người xem đă biết rằng Lucas bị oan. Thay v́ vậy, phim tập trung miêu tả tâm lư đám đông và những hậu quả của nó. Về tâm lư đám đông, hẳn ai cũng biết một vài ví dụ. Xưa th́ có câu chuyện mẹ Tăng Sâm 3 lần nghe tin đứa con đức độ của ḿnh giết người đă hốt hoảng tin là thật. Trong xă hội Việt Nam ngày nay th́ đầy, ví dụ như những tin đồn kiểu ḿ gơ nấu bằng giun đất, kiều nữ Hải Dương dụ dỗ tài xế taxi, ăn món XYZ sẽ bị bệnh, v.v…

Câu chuyện bịa của cô bé truyền tới bà hiệu trưởng, ông điều tra viên, rồi tới tai mọi người. Không cần biết đúng sai, mọi người mặc định xem đó là chuyện thật v́ “trẻ con không biết nói dối”. Từ chỗ vu vơ, câu chuyện đă trở nên nghiêm trọng đến mức cả cộng đồng nhốn nháo đ̣i trừng phạt Lucas.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/the-hunt-movie.jpg

Hiệu ứng đám đông sau đó c̣n được đẩy lên thêm một bậc. Khi bà hiệu trưởng triệu tập các phụ huynh lại để thông báo vụ việc và bảo “có thể c̣n những nạn nhân khác”, một loạt phụ huynh đă cho là con ḿnh cũng bị hại. Kiểu ám thị này cũng không xa lạ ǵ trong đời sống, ví dụ như sau một bữa ăn, nếu có 1, 2 người trong nhóm bạn than đau bụng, bạn cũng sẽ cảm thấy ḿnh “hơi hơi đau bụng”. “Không rơ do trí tưởng tượng của chúng, hay chúng bắt chước nhau hoặc nghe lời cha mẹ xúi” mà hàng loạt đứa trẻ không liên quan cũng khai ḿnh bị xâm phạm!

Mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng, và ngay cả khi bé Klara đă nhận là ḿnh bịa chuyện, mọi người vẫn không thay đổi suy nghĩ. Ngược lại, họ cho rằng Klara cố chối bỏ những điều không hay khỏi đầu ḿnh (cơ chế denial). Ở đây lại là sự mỉa mai cho triết lư “một lời nói dối được lặp lại đủ nhiều th́ sẽ trở thành sự thật”. Mọi người dân vẫn khăng khăng rằng Lucas là kẻ bệnh hoạn và đẩy gia đ́nh anh ra ngoài xă hội.


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/the-hunt2.jpg

Nhân vật Lucas được thể hiện tuyệt vời thông qua diễn xuất của Mads Mikkelsen. Lucas là người quư trọng bạn bè, thâm trầm nhưng không lanh lợi, giảo hoạt. Anh đă phản ứng cứng nhắc, không khéo léo với t́nh h́nh khiến mọi người càng nghi ngờ hơn. Cảm xúc của Lucas lần lượt trải qua nhiều cung bậc: ngỡ ngàng, vô vọng trong việc biện minh, đau đớn, sau đó là phản ứng mạnh mẽ trước sự áp bức của người dân. Có một cảnh đầy chất ĺ lợm đến đáng sợ quen thuộc của Mads, cứ tưởng anh đang diễn lộn sang vai phản diện Le Chiffre trong 007 hay trong Hannibal chăng? Hai cảnh ấn tượng nữa của Mads là đoạn cao trào trong nhà thờ và đoạn khi Lucas vẫn cư xử với bé Klara như không có chuyện ǵ xảy ra.

The Hunt là bộ phim tuyệt vời về tâm lư đám đông, về sự mong manh giữa quan hệ người với người, về sự cả tin của xă hội và ranh giới mờ ảo giữa cảm xúc và lư trí.

davidseanghia
03-01-2014, 10:24 PM
Bác thaothucsaigon từng nhờ anh dịch phim này. Nhưng sau khi xem xong, bị ám ảnh mất mấy ngày v́ ánh mắt của Mads Mikkelsen nên đành xin lỗi bác ư, hết dám dịch luôn. :(

AkiraTetsuoKaneda
03-01-2014, 11:16 PM
Đoạn Her, 12 Years of Slave và The Wolf of Wall Street ở trang đầu mắc cười ghê. :-|

annguyen1988
03-02-2014, 12:28 AM
2) Blue is the Warmest Color (Abdellatif Kechiche)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/blue-is-the-warmest-color-poster.jpg

Blue is the Warmest Colour, chậc. Phim này mà cho các vị phụ huynh xem th́ chắc bị chửi cả ngày v́ cái tội “xem phim đồi trụy”. Ai xem phim này xong ấn tượng nhất chắc chắn cũng là cảnh nóng của hai em nhân vật chính. Cho tới giờ này, nó là thứ cảnh nóng trần trụi, khoái cảm, dục tính nhất mà ḿnh từng thấy. Cũng v́ cảnh nóng này mà bộ phim đă làm dấy lên những sự tranh căi không ngớt về việc đâu là giới hạn giữa sự dung tục và nghệ thuật.

Với ḿnh, giới hạn đó là một sợi dây nhỏ, c̣n bộ phim này như một diễn viên xiếc, đă bước đi vững vàng trên đó suốt 3 giờ đồng hồ.


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/s4z47.jpg

Nhân vật chính của phim là Adele (Adele Exarchopoulos), một cô nữ sinh 17 tuổi xinh xắn đang chập chững bước vào đời. Adele cũng có một vài trải nghiệm với nam giới nhưng cô chỉ cảm thấy hờ hững. Trái tim của cô chỉ loạn nhịp khi gặp Emma (Lea Seydoux), một nữ nghệ sĩ nổi loạn với mái tóc màu xanh lập dị. Cả hai nhanh chóng quấn vào nhau, nếm trải một mối t́nh lăng mạn, nồng nhiệt nhất.

T́nh yêu mà không có t́nh dục là t́nh đồng chí. Nấc thang cao nhất của t́nh yêu là những trận mây mưa ngọt ngào bất tận, ở trong phim được thể hiện qua ba cảnh nóng. Cảnh nóng đầu tiên thực sự dài hơi (gần 8 phút), là sự khám phá lẫn nhau đầy dục tính của hai nhân vật. Ở hai cảnh nóng sau đó vẫn là sự miên man của Emma và Adele, nhưng nó c̣n mang ư nghĩa khắc họa sự phân chia giai cấp xă hội. Ở nhà Emma, một gia đ́nh cấp tiến, cả hai có thể yêu đương thoải mái, nhưng họ phải lén lút khi ở nhà Adele, một gia đ́nh phổ thông truyền thống.


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/s2wje.png

Bộ phim được chia làm hai nửa, với nửa đầu có thời lượng lớn hơn nửa sau. Nửa đầu của phim là những khám phá về giới tính, của t́nh yêu đầy hoan lạc giữa hai nhân vật chính. Nửa sau của phim là sự cay nghiệt của đời thật, là hiện thân của chủ nghĩa hiện thực trần trụi. T́nh yêu không thể cứ măi mộng mơ, si mê, có lúc nào đó nó phải “tạm biệt thơ ngây” để bước vào đời. Cột mốc đánh dấu hai nửa của phim là khi Emma cắt đi mái tóc xanh để trưởng thành hơn. Trong khi Adele vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó...


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/1jm79.jpg

Nội dung của phim không có ǵ mới, nhưng cái hay của phim là sự chân thật, nồng nàn, mê đắm trong từng khung h́nh. Diễn xuất của hai nhân vật không hề lên gân hay ủy mị mà tự nhiên như hơi thở, khiến người xem đôi chỗ như thấy chính ḿnh trong bộ phim, cũng yêu, cũng trải nghiệm, cũng giận hờn, cũng sầu muộn nh́n t́nh yêu ra đi. Adele Exarchopoulos thể hiện xuất sắc h́nh ảnh một nữ sinh ủ rũ, thơ ngây, trong khi “vẻ đẹp Pháp” Lea Seydoux có đôi mắt đầy mê hoặc. Sự kết nối cảm xúc tự nhiên giữa hai cô gái này chính là trung tâm của phim, và chỉ cần sự kết nối đó vơi đi một chút, nhạt nḥa đi một chút thôi th́ chắc chắn bộ phim sẽ trở thành một phim khiêu dâm.

Có rất nhiều phim hay, nhưng không nhiều phim chạm tới trái tim của người xem. Blue is the Warmest Colour là một câu chuyện đồng tính, thế nhưng nó đă xóa nḥa mọi ranh giới về giới tính, đạo đức, để rồi điều cuối cùng c̣n đọng lại trong tim người xem là một câu chuyện t́nh chân thật, nơi t́nh yêu có thể khiến con người ch́m đắm vào nó như Adele ch́m đắm vào một đại dương xanh thẵm màu tóc của Emma.


1) Rush (Ron Howard)


http://i631.photobucket.com/albums/uu36/annguyen1988/RUSHPoster.jpg

"Người khôn học nhiều từ kẻ thù hơn người ngu từ bạn."

Tại sao chọn Rush ở vị trí đầu tiên? Bởi v́ bộ phim khiến ta thích nhất không phải là phim hay nhất, mà sẽ là bộ phim khiến ta cảm thấy kết nối nhất. Cũng như vậy, người con gái khiến ta thích nhất không phải là người toàn mỹ nhất, mà phải là người khiến ta sung sướng nhất khi... Nhầm, lạc đề rồi :v

Đặt Rush lên hàng đầu bởi v́ bộ phim này chính là một phần quan điểm sống của ḿnh. Ḿnh quan niệm đường đời chính là một đường đua, đă bước vào đời th́ phải đem tất cả sức lực ra mà tranh đấu, mà vượt lên người khác. Đơn giản thôi, hăy "make a mark" trên đường đời hoặc "die trying". Một quan niệm khác của ḿnh chính là câu nói "Some of life needs to be for pleasure" của James Hunt. Có cả triệu thành tựu trong đời mà không vui vẻ một chút th́ cũng không phải là chiến thắng đích thực.


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/lz59r.jpg

Nếu như Blue is the Warmest Color là bộ phim "đàn bà" nhất trong năm th́ có thể nói Rush là phim đàn ông nhất mà ḿnh từng xem từ đầu năm đến giờ. Rush là câu chuyện có thật về hai tay đua huyền thoại: Niki Lauda và James Hunt. Thế nhưng c̣n hơn thế nữa, đây là sự đối đầu của hai tính cách, một cuộc đối đầu vĩ đại nhưng bên trong nó là một t́nh bạn cao thượng (friendemy).

Niki Lauda là huyền thoại của làng đua xe. Bộ dạng như một con chuột, Niki là con người thực dụng, sử dụng kinh nghiệm và sự tính toán đầu óc trên đường đua (bản thân anh cũng là một thiên tài cơ khí và tự hào với một bộ mông trời phú "chỉ cần ngồi lên là biết xe thế nào"). Phương châm của Niki là chấp nhận rủi ro đến 20%, nhưng không hơn một % nào nữa. Nhưng ẩn sâu bên trong sự lạnh lùng đó là một tâm hồn biết yêu, biết thèm khát hạnh phúc gia đ́nh. Mặc dù anh tự thừa nhận: “Hạnh phúc là kẻ thù. Nó làm ta yếu đi v́ khi đó, ta đă có một thứ mà ta không thể mất rồi”, thế nhưng tới đoạn cuối, anh vẫn nói nhẹ tênh với cô vợ: "Không có ǵ hối tiếc". Sự phức tạp, trí tuệ, kiên định của Niki được thể hiện thông qua diễn xuất tuyệt vời của Daniel Bruhl.


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/a9pac.jpg

Nửa kia của đồng xu là James Hunt, một tay chơi với quan niệm "sống như thể ngày mai là ngày cuối cùng". James thích tốc độ từ trong máu, và dường như gă sinh ra là để cho thứ văn hóa "lái nhanh, yêu vội, sống cuồng" ấy. Gă sẵn sàng liều mạng trên đường đua, nốc rượu cả đêm, ph́ phèo điếu thuốc, sẵn sàng làm t́nh trong bệnh viện, trên máy bay... chỉ v́ gă thích thế. Lối sống bất cần đời khiến gă chết trẻ vào 45 tuổi, nhưng mặc kệ, có lẽ cũng chẳng có ǵ hối tiếc v́ chính gă đă chọn lựa như vậy, như lời James nói với Niki ở cuối phim "chiến thắng mà không vui vẻ th́ đâu phải là chiến thắng?". Dù vậy, ở bên trong sự hào nhoáng của James là sự cô đơn nội tâm của một kẻ "chẳng yêu một sinh vật sống nào ngoài lũ vẹt". Gă cũng có một cô vợ, nhưng khi chán th́ gă kết thúc bằng hai chữ "Fuck off!". Cả đời James chạy theo đam mê đua xe, nhưng c̣n hơn thế nữa là khát khao thể hiện bản thân, được mọi người thừa nhận. Khi đă ở trên đỉnh, đă được gọi là "champ" rồi th́ dường như James không c̣n mục đích sống nữa, tàn lụi như ngôi sao băng. Vai diễn được đo ni đóng giày cho Chris Hemsworth và là một bước tiến lớn trong trải nghiệm diễn xuất của anh. Hăy quên Thor đi, v́ Chris Hemsworth chính là James Hunt!


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/wvidm.jpg

Khi hai tính cách đó va chạm với nhau như nước với lửa, triết lư sống của cả hai người chuyển hóa thành từng ánh nh́n, từng câu nói ném vào nhau trong những cuộc đối đáp ngắn gọn nhưng nảy lửa. Họ vừa là kẻ thù nhưng thực chất cũng là bạn, dành cho nhau sự tôn trọng trong cao thượng. Một James Hunt luôn bảo Niki "như loài chuột bọ", nhưng sẵn sàng đánh nhừ tử một kẻ dám nhạo báng anh ta. Một Niki với đôi mắt long ṣng sọc ở bệnh viện, chứng kiến cảnh James Hunt vô địch hết chặng này đến chặng khác, nhưng vẫn can đảm thú nhận "anh là động lực, là thứ giúp tôi vượt qua điều đáng sợ nhất ở bệnh viện".


http://www.freeimagehosting.net/newuploads/qq1lo.png

Là phim đua xe nên đạo diễn Ron Howard cũng đầu tư rất nhiều vào việc dàn dựng thế giới đua xe F1, với tiếng gầm rú của động cơ, sự khẩn trương nhốn nháo mỗi lần pit stop trong hàng ngũ kỹ thuật. Đường đua ấn tượng nhất trong phim là chặng cuối cùng ở Nhật Bản, với núi Phú Sĩ hùng vĩ, trời mưa tầm tă, những chiếc xe lăn bánh tóe nước, c̣n trên khán đài là hàng ngàn khán giả cùng nhau vẫy cờ Nhật. Dù có là fan của F1 hay không, hăy đi xem Rush v́ đây là một trong những phim hay nhất và đáng xem nhất từ đầu năm đến nay.

Các phim khác cũng thích trong năm 2013: Saving Mr. Banks, Captain Phillips, Secret Life of Walter Mitty, Frances Ha, Nebraska, Mud, v.v...
Các phim muốn xem mà chưa xem được: Philomena và Inside Llewyn Davis

PHOENIX
03-02-2014, 12:40 AM
E Adele Exarchopoulos của Blue is the warmest color có cái miệng đáng yêu ghê (hờ hững như chờ được hun ư), mắt th́ mơ màng, má th́ bánh bao, nói chung là dễ thương hết xảy :th_89:

Dr. House
03-02-2014, 08:38 AM
Hài :))
Cho lên fanpage được đấy =))

Linhwsk
03-02-2014, 12:20 PM
Bài viết quá hay :3

skydoc
03-02-2014, 01:22 PM
Gravity là porn trá h́nh hả bác :th_119: