PDA

View Full Version : Phim hoạt h́nh Mĩ và hiện tượng sùng bái ḷng tự tôn



dinhtantrong
01-26-2014, 07:47 PM
Tác giả: Luke Epplin (Duy Đoàn chuyển ngữ - Nguồn: http://chiecnon.wordpress.com)

http://chiecnon.files.wordpress.com/2013/11/planes-turbo-charlie-brown.jpg?w=593&h=363

Suốt nhiều năm qua, các hăng phim hoạt h́nh của Mĩ càng lúc càng trau chuốt h́nh ảnh cho những bộ phim của ḿnh. Song, bên cạnh đó, phần nội dung và cách thức thể hiện của những bộ phim hoạt h́nh này có vẻ đang dần lâm vào ngơ cụt với những thông điệp đă quá sáo ṃn. Mặt khác, nếu xem xét kĩ hơn th́ những thông điệp đó thực sự làm người ta lo lắng, v́ chúng dễ gây ngộ nhận cho người xem, nhất là đối với trẻ em.

Hội chứng “chiếc lông vũ thần ḱ” trong phim hoạt h́nh Mĩ

Khi xét đến chuyện rập khuôn công thức của điện ảnh Hollywood, th́ trong những năm gần đây không có thể loại nào cứng nhắc vào một chủ đề hơn thể loại phim hoạt h́nh dựng từ máy tính dành cho trẻ em.

Những bộ phim hoạt h́nh này bị nhiễm cái được gọi là hội chứng chiếc-lông-vũ-thần-ḱ. [Chiếc-lông-vũ-thần-ḱ ở đây ư chỉ chiếc lông vũ mà chú voi Dumbo giữ bên ḿnh trong bộ phim cùng tên của Walt Disney năm 1943. Trong phim này Dumbo là một chú voi có khả năng bay bằng cách dùng đôi tai với chức năng như đôi cánh. Để bay được, th́ bạn Dumbo đă đưa cậu chiếc lông vũ vào bảo đây là chiếc lông vũ thần ḱ, nhằm giúp Dumbo có thêm tự tin. Rồi một lần nọ, Dumbo làm mất chiếc lông vũ này, nhưng cậu bạn cho biết đó chỉ là chiếc lông vũ b́nh thường thôi, quan trọng là ḿnh phải tin vào khả năng của ḿnh - chú thích của người dịch.]

Cùng với nhân vật Dumbo trong phim hoạt h́nh cùng tên năm 1943 của Walt Disney, th́ những bộ phim ngày nay xoay quanh chuyện những nhân vật lạc lơng vượt qua được các hạn định của xă hội hoặc thậm chí của chủng loài ḿnh, từ đó biến những giấc mơ bất khả thành hiện thực. Bao giờ cũng thế, cái gây trở ngại cho các nhân vật chính, chẳng hạn như đôi tai khổng lồ của Dumbo, rốt cuộc lại trở thành nguồn sức mạnh to lớn nhất

Nhưng trước tiên các nhân vật phải từ bỏ chỗ nương tựa nơi “chiếc lông vũ thần ḱ” – hay nói rộng hơn th́ chúng phải vượt qua nỗi sợ hăi lớn nhất của bản thân – và tin rằng nguồn sức mạnh lớn lao phát xuất từ bên trong ḿnh.

Trong mười năm qua những bộ phim hoạt h́nh kiểu này xuất hiện đầy rẫy: một chú gấu trúc béo ú hi vọng trở thành bậc thầy Kungfu (Kung Fu Panda); một chú chuột cống mơ trở thành đầu bếp Pháp (Ratatouille); một tên ác nhân 8-bit khao khát trở thành anh hùng trong tṛ chơi điện tử (Wreck-It Ralph); một con quái vật đáng yêu lại đi theo đuổi sự nghiệp làm kẻ hù doạ hạng nhất (Monsters University). Ngoài ra, gần đây có hai bộ phim hoạt h́nh thuộc hai hăng khác nhau với cốt chuyện tương tự nhau như khuôn đúc – Turbo và Planes. Cả hai phim này đều làm nổi bật mức độ xuất hiện của hội chứng “chiếc lông vũ thần ḱ” vốn đang âm thầm len lỏi vào trong lĩnh vực giải trí dành cho trẻ em.

Hai ví dụ điển h́nh: Turbo và Planes

http://chiecnon.files.wordpress.com/2013/11/turbo-e1baa3nh-telegraph.jpg?w=474&h=296

Trong phim Turbo của hăng Dreamworks, nhân vật chính là một chú ốc sên b́nh thường trong sân vườn, ngày th́ ḅ lê trên mảnh đất trồng cà chua, đêm về th́ mơ tưởng tới vinh quang trên đường đua. Anh cậu ta là Chet, giám sát an toàn trong bầy ốc sên, gần như không thể kiên nhẫn chịu đựng những mộng tưởng của cậu em ḿnh. “Em càng sớm chấp nhận nỗi cực khổ của sự tồn tại bản thân, th́ em sẽ càng thấy hạnh phúc,” Chet đưa ra lời khuyên. “Mơ mộng cho lắm rồi cũng thức tỉnh thôi.”

Ngay sau đó, Turbo vô t́nh nuốt phải một lượng lớn khí N2O và bằng cách nào đó đạt được năng lực phi thường cho phép cậu ta chạy cực nhanh. Rồi thông qua một loạt t́nh tiết phức tạp, cuối cùng Turbo cũng được tham dự giải đua xe Indianapolis 500. Sau màn khởi đầu như tên lửa, Turbo bắn vọt lên dẫn đầu ở ṿng cuối để rồi ngay sau đó vướng phải một tai nạn khủng khiếp, tai nạn này làm cản trở những tay đua khác và bất thần vô hiệu hoá luôn cả năng lực chạy nhanh của Turbo. Chỉ c̣n cách đích đến chưa đầy 1 mét, Turbo lại tự rút ḿnh vào trong vỏ ốc, không chắc liệu ḿnh có sức mạnh nội tại để làm được chuyện hay không. Lúc đó anh trai Turbo là Chet hét về phía Turbo: “Nó nằm trong em đó! Luôn nằm trong em!… Cậu em bé nhỏ của tôi ơi, đừng bao giờ bỏ cuộc. Đó là điều tuyệt vời nhất ở em đó.” Được tiếp thêm nguồn cảm hứng mới, Turbo lê ḿnh vượt qua đích đến, dùng hết sức ḿnh thực hiện trọn vẹn chuyến hành tŕnh và chứng minh được rằng ta không cần phải là con người hoặc phải lái một chiếc xe mới có thể thắng được giải đua xe danh giá nhất nước.

http://chiecnon.files.wordpress.com/2013/11/planes-e1baa3nh-disney.jpg?w=474&h=296

Planes của Disney gần như phản ánh toàn bộ cốt truyện và nhịp tiến triển trong Turbo. Trong phim này, nhân vật chính Dusty Crophopper là một chiếc máy bay rải hoá chất lúc nào cũng bất măn, và khao khát bứt ra khỏi cái thực tế thường nhật và mong muốn được tham gia tranh tài trong cuộc đua Wings around the Globe (Tung cánh khắp địa cầu) nổi tiếng. Cô bạn Dottie vốn hay hoài nghi nên đă cố thuyết phục Dusty rằng “cậu được tạo ra đâu phải để đua; cậu được tạo ra để rải hoá chất lên những cánh đồng thôi.” Nhưng Dusty vẫn kiên quyết muốn đạt được mục tiêu xa vời của ḿnh, cậu lập luận “Tớ chỉ đang cố chứng tỏ có lẽ, chỉ là có lẽ thôi, tớ có thể làm được nhiều hơn những ǵ mặc định sẵn của ḿnh.”

Sau khi về đích cuối cùng ở hai lượt đua đầu tiên, Dusty nhanh chóng chiếm vị trí dẫn đầu rồi gặp tai nạn trong vùng dông băo dữ dội ở Thái b́nh Dương. Bị hư tổn nặng nề và nản ḷng, Dusty gần như muốn rút khỏi lượt đua chung cuộc. Thế nhưng Dottie đă khôi phục lại niềm tin của Dusty bằng cách đảo ngược lại cách nói ban đầu của ḿnh: “Cậu có phải là chiếc máy bay rải hoá chất đâu. Cậu là một tay đua, và giờ cả thế giới đều biết thế.” Như được tiếp thêm năng lượng, Dusty vượt qua những ngờ vực của bản thân – chưa nói đến chứng sợ độ cao của cậu ta – và có được kết cuộc khải hoàn ngay những giây cuối cùng của cuộc đua. Nhằm nhấn mạnh cái thông điệp c̣n mập mờ trong phim, một người hâm mộ đă nói với Dusty ở đích đến rằng cậu ta là “niềm cảm hứng cho tất cả chúng tôi, những người muốn làm được nhiều hơn những ǵ mặc định sẵn khi chúng tôi được tạo ra.”

Việc sùng bái ḷng tự tôn

Rơ ràng không có sự trùng hợp khi cái vị thế tối cao của hội chứng “lông vũ thần ḱ” trong phim trẻ em lại xen lẫn với cái gọi là “sùng bái ḷng tự tôn”. Những nhân vật chính trong những bộ phim trên chưa bao giờ phải thức tỉnh trước thực tại rằng máy bay rải hoá chất đơn giản là không thể bay nhanh hơn những máy bay đua ngon lành khác. Thay v́ vậy, các nhân vật đó lại được khai mở về tầm quan trọng của việc không bao giờ từ bỏ giấc mơ của ḿnh, bất kể giấc mơ đó có phi lí, bất khả, hay có thể gây rắc rối cho cộng đồng xung quanh như thế nào. Theo như Jean Twenge, nhà phê b́nh văn hoá với giả thuyết gây tranh căi cho rằng nước Mĩ đang mắc phải bệnh dịch tự luyến (narcissim), lập luận trong cuốn sách Generation Me của bà rằng, thế hệ trẻ “cứ đơn giản cho rằng tất cả chúng ta nên cảm nhận bản thân ḿnh là tốt, là đặc biệt, và tất cả chúng ta đều xứng đáng theo đuổi những giấc mơ của bản thân.”

Trong những bộ phim hoạt h́nh trên, chuyện theo đuổi giấc mơ của ḿnh tất yếu phải đi kèm với việc theo đuổi những điều phi thường. Các nhân vật chính khinh khi công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại mà bạn đồng lứa thiếu óc tưởng tượng của họ đang thực hiện mỗi ngày. Dusty ghê tởm mùi phân bón và cứ càm ràm với huấn luyện viên dạy bay của cậu rằng cậu đă “bay trên những cánh đồng đó mỗi ngày suốt năm này qua tháng nọ”. Tương tự, Turbo thực hiện nhiệm vụ của ḿnh ở khu vườn rất tệ, và việc bất tuân đó rốt cuộc khiến cậu và anh trai Chet của cậu bị sa thải. Thái độ của họ hết thảy đều là một phần cho cái nét tính cách muốn đặt cảm giác vui thoả của bản thân lên trên lợi ích tập thể.

Ngoài chuyện chê bai công việc lao động thường ngày, những bộ phim này c̣n hạ thấp đi giá trị của việc lao động chăm chỉ, vốn là điều sẽ giúp cho người ta vươn lên được vị trí hàng đầu trong công việc của ḿnh. Turbo và Dusty không cần mài giũa kĩ năng của ḿnh suốt nhiều năm trời trong các nhóm hội giống như những tay đua khác từng làm. Đối với họ, chỉ cần nhiêu đây là đủ: xuất hiện với vẻ non kinh nghiệm ở những cuộc đua có mức cạnh tranh quyết liệt nhất trên thế giới, rồi khai thác nội tại bản thân, và vững tin hơn đối thủ. Thế là những nhân vật này trở thành những mẫu h́nh hoàn hảo cho một thế hệ sống dựa vào sự ban ơn tức th́.

Những bài học dành cho trẻ em trong Peanuts

http://chiecnon.files.wordpress.com/2013/11/peanuts-on-time-cover.jpg?w=280&h=369

Có lẽ đối trọng tốt nhất cho những phim hoạt h́nh trên là loạt truyện tranh Peanuts của Charles M. Schulz. Ở loạt truyện tranh này, Schulz châm biếm ư tưởng cho rằng ta chỉ cần tin vào bản thân là có thể thành công. Cậu bé Charlie Brown trong chuỗi truyện tranh này cứ mỗi năm lại tự thuyết phục bản thân rằng cậu cuối cùng rồi cũng sẽ đá được quả bóng của Lucy, nhưng lần nào cô bé Lucy cũng tóm được quả bóng ngay những giây cuối cùng. Trong một phỏng vấn năm 1968 cho tờ Psychology Today, Schulz hàm ư rằng các nhân vật của ông cứ bắt nạt Charlie Brown bởi v́ cậu bé Charlie này mơ mộng quá sức: “Tôi nghĩ đôi khi các nhân vật đó có lí do biện minh cho cách đối xử với cậu bé. Charlie Brown quá ư mỏng manh dễ vỡ. Cậu bé luôn tràn đầy hi vọng và những niềm tin lệch lạc.” Thất bại, t́nh yêu thương không được đáp lại, và sự thiếu tự tin vào bản thân là những tiêu chuẩn trong Peanuts, và không nơi đâu thể hiện ra điều này tốt hơn bộ phim hoạt h́nh đầu tiên của Schulz có nhan đề A Boy Named Charlie Brown (Cậu bé mang tên Charlie Brown).

Ra mắt năm 1969, A Boy Named Charlie Brown đă đảo ngược lại những thông điệp sáo ṃn của hội chứng “lông vũ thần ḱ”. Bộ phim mở màn bằng sự đau khổ của Charlie Brown khi cậu bé phải chịu hàng loạt thất bại: Diều đâm xuống đất, đội bóng chày của cậu thua trận thứ 99 liên tục, và thậm chí con thuyền buồm đồ chơi của cậu c̣n ch́m xuống đáy bồn tắm. “Ḿnh dường như chẳng thể nào làm được tṛ trống ǵ,” cậu tự than văn. Trên đường đến trường, Lucy, Violet, và Patty cứ trêu chọc cậu bằng bài hát nhẫn tâm:

“You never do anything right
You never put anything in its place
No wonder everyone calls you
Failure-face

(Cậu chẳng bao giờ làm được tṛ trống ǵ
Cậu chẳng bao giờ làm cho mọi thứ đâu vào đấy
Chẳng trách người ta cứ gọi cậu
Đồ thất bại)”

Cảm được nỗi tuyệt vọng của Charlie Brown, Linus, người bạn đáng tin cậy duy nhất của cậu bé, đă khuyên rằng cậu “sẽ phải làm được ǵ đó – một điều ǵ đó giúp cậu hồi phục lại sự tự tin.”

Sau đó Charlie Brown kiên quyết chứng tỏ bản thân, cậu tham gia cuộc thi chính tả ở trường và giành thắng lợi. Thế là cậu trở thành đại diện cho cả khu vực để tham gia cuộc thi chính tả cấp quốc gia tại Washington, D.C. Trước khi đi, cậu thổ lộ với Linus, “Đây là cơ hội tốt để thay v́ trở thành anh hùng, tớ sẽ tự biến ḿnh thành thằng ngốc nhất trước giờ.” Linus trả lời, có phần vô thưởng vô phạt, “Đừng nản ḷng, Charlie Brown. Cậu chả có ǵ để mất hết. Cậu sẽ thành anh hùng hoặc là một con dê.”

Cho đến lúc này, A Boy Named Charlie Brown phần lớn đang diễn ra theo một cấu trúc quen thuộc: Nhân vật chính không bị lay động từ những người hay nghi ngờ cậu, bất ngờ lọt được vào giải đấu quan trọng, và giờ đây chỉ cần tập trung vào sức mạnh nội tại để đạt được thành công. Ta có thể nhanh chóng cho rằng Lucy sẽ sớm phủ nhận nghi ngờ ban đầu của ḿnh và ở một thời điểm quan trọng nào đó trong cuộc thi cô bé sẽ bảo Charlie Brown rằng cậu ta luôn có những ǵ cần có để chiến thắng.

Nhưng điều đó không xảy ra. Thay vào đó, Charlie Brown lọt được vào ṿng chung kết (những từ cậu ta chiến thắng là unconfident, disastrous, và incompetent), và sau đó không cẩn thận nên sai chính tả từ “beagle”. Sau đó, Charlie Brown, Linus, và Snoopy ra về trong im lặng. Khi chúng xuống trạm xe buưt buổi tối đó, đường phố vắng tanh. “Tớ đoán không ai nhận ra chúng ta đang trở về,” Linus nói. Sau đó bộ phim chuyển sang những cảnh buồn bă khi Charlie Brown lặng lẽ thu xếp đồ đạc, thay đồ ngủ, và leo lên giường trùm mền, đôi mắt cậu tràn đầy h́nh ảnh thất bại năo nề vừa qua.

Khi Charlie Brown không xuất hiện ở trường ngày hôm sau, Linus đă tạt qua nhà cậu. Charlie vẫn c̣n nằm trên giường, tấm rèm vẫn chưa kéo lên, cậu kể cho Linus biết cậu sẽ không bao giờ cố làm bất ḱ điều ǵ nữa. Thay v́ cố gắng giúp tăng cường ḷng tự tôn của Charlie Brown, th́ Linus lại triết lí: “Ờ, tớ có thể hiểu cậu đang cảm thấy sao. Cậu đă cố gắng học chăm chỉ cho cuộc thi chính tả, và tớ chắc là cậu cảm thấy ḿnh đang làm mọi người thất vọng và đang tự biến bản thân thành một thằng ngốc. Nhưng cậu có để ư thấy ǵ không, Charlie Brown? …Thế giới này đă kết thúc đâu.”

Sau khi ngẫm nghĩ câu nói đó, Charlie Brown ra khỏi giường và đánh bạo ra ngoài đường. Mấy đứa bạn không chú ư nhiều đến cậu khi cậu đi ngang qua. Từ đằng xa, cậu phát hiện Lucy đang chơi với trái bóng. Ngay lúc mọi chuyện có vẻ như dừng lại ở chỗ Charlie Brown có thể tự làm ḿnh khá hơn bằng một cú đá ra tṛ, th́ Lucy giật trái bóng lại, và bộ phim kết lại với cảnh Charlie Brown nằm bẹp, mặt mày nhăn nhó hướng về máy quay.

http://chiecnon.files.wordpress.com/2013/11/a-boy-named-charlie-brown.jpg?w=405&h=361

Hai bài học về sự thất bại và tính khiêm nhường

Có thể bây giờ người ta xem A Boy Named Charlie Brown là bộ phim quá khe khắt và không rộng lượng ǵ cả – đặc biệt đối với những khán giả không quen thuộc với giọng điệu tàn bạo của thể loại truyện tranh ngắn kiểu này – nhưng những bài học nằm trong đó lại có tác dụng lâu hơn so với những bộ phim cho phép các nhân vật thực hiện được trọn vẹn giấc mơ của ḿnh. Từ câu nói có phần khắt khe của Linus, Charlie Brown học được rằng thất bại cho dù đau khổ đến mấy cũng không kéo dài măi, và cách tốt nhất để trụ vững trước thất bại đơn giản chỉ là hăy đến trường vào ngày hôm sau bằng một tinh thần kiên cường để lại tiếp tục cố gắng. Thất bại cũng buộc Charlie Brown phải nhận ra và chấp nhận những hạn chế của bản thân ḿnh. Cậu bé không thể cứ dựa vào một chiến thắng thần ḱ để tự cứu ḿnh thoát khỏi tuổi thơ đau khổ. Cậu bé làm theo giấc mơ của ḿnh, nó không thành, và kết cuộc cậu ta vẫn ở nơi xuất phát, chỉ khác là cậu có được thêm chút kinh nghiệm và có lẽ sẽ được bạn bè tôn trọng ḿnh hơn chút. Các bạn cậu không c̣n coi cậu là “đồ thất bại” nữa, nhưng Lucy vẫn cứ giật trái bóng ra chỗ khác lúc mà cậu đang tràn đầy hi vọng. Đây chính là tiến triển…

Những bộ phim hoạt h́nh đương thời hẳn sẽ không bao giờ đưa ra những bài học khắt khe như trong A Boy Named Charlie Brown, nhưng có thể làm tốt việc giới thiệu lại hai khái niệm song sinh về sự thất bại và tính khiêm nhường. Trong một phim như Planes, để cho một chiếc máy bay rải hoá chất được lọt vào cuộc đua Wings around the Globe là đủ rồi. Sau rốt, chính sự kiện Dusty tham gia vào giải đấu được truyền h́nh trực tiếp như vậy c̣n hơn cả việc biện minh cho những khát vọng cao ngất của anh ta. Bên cạnh đó, để cho Dusty thắng ngay lần xuất trận đầu tiên sẽ cho các khán giả nhỏ tuổi cảm tưởng sai lệch rằng con đường chứng tỏ năng lực của ḿnh không gian khổ ǵ cả và không vấp phải chông gai nào. Thất bại của Dusty không cần phải tồi tệ như của Charlie Brown, nhưng nếu Dusty thua trước một đối thủ cũng có tính kiên định y như vậy th́ đó cũng là một cách thể hiện tính khiêm nhường và giúp Dusty học được rằng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, dẫu cho không có kết cuộc hạnh phúc hoàn toàn đi nữa.

http://chiecnon.files.wordpress.com/2013/11/peanuts-peanuts-wikia.png?w=593&h=401

Lần đầu tiên Lucy chơi khăm Charlie Brown, 16/11/1952. (H́nh: Peanuts Wiki)
Những câu trong h́nh (từ trái sang, từ trên xuống):

Charlie: Tất cả những ǵ cậu phải là là giữ trái bóng, Lucy. Sau đó tớ sẽ chạy tới đá nó…
Lucy: Tớ chả biết liệu đây có phải ư hay không nữa
Lucy: Tớ sợ là giày cậu bị bẩn đó, Charlie Brown. Tớ không muốn bất ḱ ai có giày bẩn đá trái bóng mới của tớ đâu…
Charlie: Đừng bao giờ làm vậy nữa! Cậu muốn giết tớ hả?! Lần này giữ chặt nhé!
Charlie: Tới đây!
Lucy: Tớ giữ nó thật chặt luôn đó, Charlie Brown…
Charlie: Tớ sẽ chẳng đứng dậy đâu… Tớ nằm đây suốt ngày luôn…

Phải mất đến 43 năm th́ Schulz mới để cho Charlie Brown đá được trái bóng một cú ra tṛ, quả là một khoảng thời gian theo đuổi giấc mơ rất dài đối với một nhân vật truyện tranh. Người ta nên cho Dusty có thêm thời gian gặt hái thêm kinh nghiệm để hiện thực hoá tham vọng của ḿnh ở những phần tiếp theo. Sau rốt, ngoài hội chứng “lông vũ thần ḱ”, th́ những phim hoạt h́nh thời nay c̣n có một đặc điểm chung khác là chúng luôn có phần tiếp theo.

Altair
01-26-2014, 09:20 PM
lâu lâu mới thấy một bài phê b́nh điện ảnh dài và chất trong box :))

angel_of_dead
01-26-2014, 11:53 PM
Dài quá, nhưng đọc thấy rất đc (mới đọc hết đoạn 1 :v)

sillycorn
01-27-2014, 12:21 AM
Ḿnh thích phim có chú chó snoopy. Xem rất vui mà :v

Lawliet
01-27-2014, 12:35 AM
Hế, đánh dấu mai rảnh th́ đọc :v

cheffamily
02-04-2014, 04:24 PM
2 ví dụ "điển h́nh" tác giả lấy trong bài là mấy phim thuộc dạng "ḿ ăn liền" nên ko thấy tâm phục khẩu phục lắm (cảm giác bài viết sặc mùi conservative). Thông điệp 2 phim hay, nhưng cách thể hiện th́ chưa tới.

"Hoạt h́nh thời nay" th́ có Cars nói về tính khiêm nhường này; Monster University nói về việc có đam mê, có cố gắng ước mơ của ḿnh chưa chắc thành hiện thực ("I thought if I wanted it enough, I could show everybody that Mike Wazowski is something special. But I'm just not."); etc.


Sống trong một thời đại mà một bộ phim kêu gọi mọi người tự hào về bản thân bị đập lại bởi hàng trăm quảng cáo đánh vào ḷng tự ti của mỗi người để bán hàng, rồi xă hội ta vốn chuộng chê bai hơn khen ngợi th́ mấy bộ phim hoạt h́nh chẳng có cái ǵ là "sùng bái ḷng tự tôn" cả. Với lại, ước mơ của ta trong mắt kẻ khác lúc nào chả là là phi lí.

firefly04
02-04-2014, 09:22 PM
Ḿnh cũng cảm thấy theo đuổi ước mơ không có ǵ sai cả. Mặc dù bài phê b́nh nói đúng về Turbo và Planes khi hai nhân vật chính của hai phim qua may mắn và hầu như được trời phù độ cho mới đạt được ước mơ (văi cả tông xe xém chết rồi bị nhiễm phóng xạ rồi thành siêu sên với cả văi cả máy bay rải thuốc tập luyện mà bay vượt được máy bay đua, đời thật không bao giờ có chuyện đó @@), nhưng chuyện theo đuổi ước mơ của ḿnh đến cùng th́ có ǵ sai chứ? Không phải Charlie cũng theo đuổi ước mơ của ḿnh hay sao (ước mơ giật được quả bóng của Lucy - dù thái độ của cậu bé không hào hứng nhiệt t́nh như các bạn khác, và điều đó hơi khó h́nh dung là một ước mơ). Có khắc chăng là diễn biến sự đời của Charlie không được thuận lợi và chóng vánh như các nhân vật kia thôi. Nhưng chẳng lẽ lại làm phim nói rằng dù cố gắng đến đầu cũng thất bại? C̣n nếu làm phim kiểu thất bại không nản chí rồi cố gắng lại và thành công th́ thời lượng đâu ra?
Tác giả có nói rằng các phim hoạt h́nh thời nay cổ súy chuyện theo đuổi ước mơ mà từ bỏ lợi ích chung, xin lỗi chứ lợi ích chung đó chỉ là tác giả nói theo chiều hướng của cái xă hội cũ mà các nhân vật từng sống thôi, chứ khi họ theo đuổi ước mơ và thành công, lợi ích mà họ mang lại cho xă hội mới không to lớn sao?
Nói chung, ḿnh chủ trương "Hăy sống chết với ước mơ của bạn, v́ một khi bạn đă đam mê th́ sớm muộn ǵ bạn cũng quay lại với nó."

angel_of_dead
02-04-2014, 09:25 PM
Vừa đọc xong thấy bài phân tích ko đc chuẩn cho lắm. :(

altamodano
02-05-2014, 02:30 AM
Tự nhiên vào thấy cái bài viết này ḿnh thấy chả đâu vào đâu, có khi ông tác giả này mất sạch trí nhớ thời tuổi thơ rồi cũng nên. Chả hiểu thank v́ người post bài hay thank ông-tác-giả-phiến-diện kia.

Dr. House
02-05-2014, 02:45 AM
Viết về Turbo với Plane cũng đúng thôi, cổ vũ theo đuổi giấc mơ là hoàn toàn đúng đắn nhưng cổ vũ ảo tưởng th́ chỉ có hại.

[J]
02-05-2014, 10:49 AM
Nói thật là ông này đúng bị làm sao ấy, phân tích hoạt h́nh phải đặt nó vào thế giới của nó chứ, sao lại đứng ở thế giới thực để nh́n phiến diện vậy??
Điện ảnh là nghệ thuật, mà nhất là hoạt h́nh là nơi thể hiện giấc mơ, thể hiện những ǵ mà có khi chính tác giả khao khát nhưng ko thể làm được ở ngoài đời thực. Như vậy sao lại cấm người ta làm chuyện phi lư trong phim HH?
Phải nh́n nó bằng con mắt trẻ con, con mắt vô lư th́ mới thấy hay được, nếu 1 + 1 luôn = 2 th́ đă không có nghệ thuật rồi :))

Moaryn
02-07-2014, 09:33 PM
Viết về Turbo với Plane cũng đúng thôi, cổ vũ theo đuổi giấc mơ là hoàn toàn đúng đắn nhưng cổ vũ ảo tưởng th́ chỉ có hại.
Th́ cũng đúng. Nhưng hoạt h́nh nhiều phim hay mà tác giả ko đề cập đến